Nhận diện các dấu hiệu khác nhau giữa cúm mùa và cúm A

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Mặc dù đều gây ra bởi virus cũng như có những biểu hiện tương đồng nhau, tuy nhiên cúm mùa và cúm A lại có mức độ nguy hiểm hoàn toàn khác nhau. Việc phân biệt hay chủ động nắm rõ những triệu chứng, cách điều trị là điều vô cùng cần thiết.

1. Cúm mùa là gì và cúm A là gì?

Cúm mùa còn được gọi với tên khác là cảm cúm hay cảm lạnh. Bệnh được gây nên bởi 200 loại virus chúng thường phát triển mạnh ở điều kiện ẩm ướt, nhiệt độ thấp. Nên thời điểm mùa thu đông chính là lúc mà nhiều người có nguy cơ mắc bệnh nhất. Bệnh cảm cúm thường nhẹ, nhanh khỏi và gần như không gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Vì là bệnh thuộc đường hô hấp nên con đường lây truyền bệnh chủ yếu thông qua dịch tiết mũi họng, tiếp xúc gần, ho, hắt hơi…

Cúm A là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp gây ra bởi các chủng của virus cúm A như: H1N1, H5N1, H7N9. Với những người mắc bệnh ở thể nhẹ thì bệnh có thể tự khỏi sau vài ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên nhiều trường hợp bệnh nhân đã phải nhập viện điều trị và tử vong khi nhiễm loại virus này. Đặc biệt đối tượng trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ mang thai khi mắc cúm A sẽ rất nguy hiểm nếu không được can thiệp kịp thời.

Cũng như cúm mùa, cúm A chủ yếu lây qua đường hô hấp khi hắt hơi, ho, dịch mũi. Nguy hiểm hơn là loại virus này còn có thể bám và sống trên về mặt đồ vật tới 48h. Vì thế nếu chẳng may tiếp xúc với những đồ có dính virus cúm thì khả năng cao bạn cũng có nguy cơ mắc cúm A.

Cúm mùa và cúm A
Trong khi cúm mùa thường khá nhẹ thì cúm A gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

2. Những triệu chứng giúp phân biệt cúm mùa, cúm A

Đôi khi chưa cần phải thăm khám, bạn hoàn toàn có thể biết được mình hay người thân mắc cúm mùa hoặc cúm A nhờ dựa vào những triệu chứng sau đây:

Triệu chứng của cúm thường

– Có tình trạng chảy nước mũi

– Hắt hơi.

– Nghẹt mũi, sổ mũi

– Đau nhức đầu.

– Ho đôi khi có kèm sốt nhẹ

– Người mệt mỏi, đôi khi là đau mỏi cơ

Triệu chứng bệnh cúm A

– Ho, khó thở

– Đau đầu, đau người và các cơ chân hoặc tay

– Đỏ họng hoặc đau rát vòm họng

– Sốt cao trên 38.5 độ

– Chân tay bị tê bì

Vì có dấu hiệu khác nhau nên cách điều trị bệnh cúm mùa hay cúm A cũng khác nhau. Bởi cúm thường sẽ ít nguy hiểm nên các triệu chứng bệnh có thể biến mất mà không cần dùng thuốc. Ngược lại người mắc cúm A cũng có thể tự điều trị tại nhà, tuy nhiên cần dùng tới thuốc. Trong một vài trường hợp đặc biệt người bệnh có thể phải nhập viện.

Cúm mùa và cúm A
Khi bị cúm người bệnh thường ngạt mũi, khó thở, ho và sốt

3. Bệnh cúm mùa và bệnh cúm A nên điều trị như thế nào là tốt nhất?

3.1 Điều trị cúm thông thường

Để giảm nhẹ các triệu chứng cũng như giúp người bệnh có mau khỏe, người bị cúm thông thường có thể thực hiện theo các biện pháp sau:

– Nên bổ sung nhiều nước trong thời gian bị bệnh. Có thể là nước lọc, nước hoa quả, sinh tố.

– Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, hạn chế tình trạng căng thẳng

– Tắm nước ấm

– Tối và sáng nên súc miệng bằng nước muối sinh lý để sát khuẩn cổ họng

– Không ăn hoặc uống đồ lạnh, bởi có thể gây ra hoặc sưng cổ họng

– Trong thời gian bị cúm nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi đồ ăn có chứa nhiều chất dinh dưỡng để cơ thể mau chóng hồi phục.

– Đau đầu kèm sốt, có thể uống thuốc hạ sốt.

Nếu thực hiện đúng theo cách điều trị trên thì tình trạng cảm cúm có thể thuyên giảm sau 3- 5 ngày.

Cúm mùa và cúm A
Chế độ dinh dưỡng đủ chất rất quan trọng với người cúm

3.2 Cách điều trị cúm A

Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị cúm A, người bệnh sẽ dùng thuốc điều trị theo từng triệu chứng để giảm nhẹ tình trạng bệnh lý. Bên cạnh đó người bệnh cũng có thể thực hiện một vài biện pháp để chăm sóc sức khỏe tại nhà như sau:

– Chủ động cách lý phòng riêng để hạn chế lây nhiễm sang người thân

– Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, hạn chế căng thẳng, suy nghĩ nhiều.

– Uống nhiều nước

– Bổ sung nhiều chất dinh dưỡng từ các món như: cháo, súp, canh, đồ hầm.

– Khi đi ra ngoài cần đeo khẩu trang, vệ sinh chân tay sạch sẽ với xà phòng hoặc cồn.

– Không đưa tay lên dụi mắt, ngoáy mũi bởi dễ lây lan bệnh.

– Dùng kết hợp thuốc hạ sốt

Trong trường hợp nếu đã áp dụng những cách trên nhưng bệnh cúm A vẫn không thuyên giảm và có xu hướng nặng hơn. Hoặc người bệnh sốt cao thường xuyên, chán ăn, nôn… thì cần tới ngay cơ sở y tế để được kiểm tra.

Về cơ bản, cúm mùa và cúm A có khá nhiều triệu chứng giống nhau nhưng cúm mùa được đánh giá là nhẹ, dễ điều trị hơn. Còn cúm A nguy hiểm và dễ gây ra nhiều biến chứng. Điều quan trọng là khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu của bệnh cúm người bệnh không nên chủ quan mà cần theo dõi để sớm có phương án điều trị kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital