Nhận biết trẻ nhỏ bị cảm cúm và điều trị đúng cách

Tham vấn bác sĩ

Trẻ nhỏ bị cảm cúm nếu không được điều trị nhanh, đúng cách có thể để lại nhiều biến chứng về sức khỏe với các bệnh viêm nhiễm hô hấp nghiêm trọng. Do đó, việc nhận biết tình trạng cảm cúm của trẻ ngay từ sớm và điều trị kịp thời, đúng cách là điều cần thiết mà cha mẹ và những người lớn trong gia đình cần biết để bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Hãy cùng TCI điểm danh những dấu hiệu cảm cúm của trẻ nhỏ để luôn đề phòng và đảm bảo an toàn trước tình hình sức khỏe các con.

1. Cảm cúm là bệnh lý điển hình và dễ gặp ở trẻ nhỏ

Bệnh cảm cúm là một trong những bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp có tỷ lệ rất lớn trong cộng đồng, đặc biệt là với đối tượng trẻ nhỏ. Theo thống kê của CDC (Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ), từ 2010 đến trước thời điểm dịch Covid-19, có đến 12 triệu trẻ em tử vong do tình trạng cúm và cao hơn hẳn so với mọi đối tượng. Tại Việt Nam, trong 1 tháng cũng có hơn 400.000 trường hợp mắc cúm và có ghi nhận các trường hợp tử vong (- theo nguồn VNVC). Do đó, có thể thấy, cảm cúm là bệnh lý phổ biến, đồng thời có tính nguy hiểm nhất định, cần đề phòng cảnh giác, đặc biệt là với đối tượng trẻ nhỏ.

Cảm cúm bắt nguồn từ virus cúm và lây truyền qua đường hô hấp, qua giọt bắn khi người bị cúm hắt hơi, hoặc khi tiếp xúc với virus theo cách gián tiếp qua tay rồi đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Sau tầm 2 ngày ủ bệnh, trẻ sẽ bắt đầu có những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh cúm, với mức độ từ nhẹ đến nặng và diễn biến tùy theo từng thể trạng, trường hợp bệnh.

trẻ nhỏ bị cảm cúm

Cảm cúm là bệnh lý phổ biến và có tỷ lệ lây nhiễm lớn ở trẻ

2. Cách nhận biết tình trạng trẻ nhỏ bị cảm cúm

Nhận biết tình trạng cảm cúm ở trẻ nhỏ có thể đơn giản nhưng cũng không hề dễ dàng. Nguyên nhân là bởi, triệu chứng cảm cúm khá rõ ràng, nhưng cũng dễ gây nhầm lẫn.

Những triệu chứng giúp cha mẹ nhận biết trẻ nhỏ bị cảm cúm có thể kể đến như:

– Các triệu chứng thường thấy ở trẻ cảm cúm gồm: Trẻ sốt cao, có thể sốt 39 – 40 độ C; thường kèm theo tình trạng đau đầu; mệt mỏi đau cơ khá nặng; chảy mũi; tắc mũi, đau họng; ho, …

– Một số triệu chứng khác có thể gặp: hắt hơi, đau ngực,…

– Trong trường hợp bệnh nặng, trẻ có thể thở khó, thở dốc, run, co giật, nôn,…

Cảm cúm dễ bị nhầm lẫn với cảm lạnh cũng như các bệnh lý đường hô hấp trên. Do đó, cha mẹ cần cân nhắc kỹ lưỡng khi tự ý điều trị bệnh cho trẻ, bởi, việc điều trị sai cách luôn để lại những hậu quả lâu dài sau này.

3. Trẻ nhỏ khi bị cảm cúm đối mặt với những nguy hiểm gì?

Tình trạng cảm cúm có thể lành tính, cũng có thể khiến trẻ đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng như: tình trạng nôn mửa, rối loạn dạ dày, tiêu chảy, … Trong một số trường hợp, bệnh có thể dẫn đến đau cơ, đau nhức chân và lưng.

Cảm cúm cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn dẫn các bệnh nhiễm trùng hô hấp trên như: viêm họng, viêm mũi, viêm thanh quản,…, tình trạng nhiễm trùng – viêm phổi, viêm tiểu phế quản, … ở trẻ. Trong một số trường hợp hiếm hoi, cúm có thể ảnh hưởng đến tim, hệ thống miễn dịch và tình trạng nhiễm trùng tai – phổi – xoang của trẻ em nói riêng và người bệnh nói chung.

Trẻ em dễ mắc cúm và dễ bị các biến chứng nguy hiểm hơn hẳn so với các đối tượng khác. Nguyên nhân là bởi, với trẻ dưới 6 tháng tuổi, trẻ chưa được tiêm phòng vắc xin chống cúm. Trong khi đó, trẻ dưới 5 tuổi chưa hoàn thiện hệ thống miễn dịch và sức đề kháng. Mắc cúm ở các độ tuổi này vì thế có nguy cơ để lại những vấn đề sức khỏe trầm trọng hơn.

Cảm cúm có thể để lại nhiều hệ lụy nguy hiểm

Cảm cúm có thể để lại nhiều hệ lụy nguy hiểm

4. Phòng và điều trị cảm cúm ở trẻ nhỏ đúng cách

Với những khả năng biến chứng thành các bệnh lý nguy hiểm với trẻ nhỏ như vậy, việc ngừa cúm và điều trị đúng cách cho trẻ là điều quan trọng và cần được cảnh báo thường xuyên trong cuộc sống của chúng ta.

4.1. Ba mẹ ghi nhớ cách phòng ngừa cảm cúm cho trẻ nhỏ

Phòng ngừa cúm hiệu quả và phù hợp trong đời sống hiện nay là cần thực hiện phối hợp các biện pháp:

– Phụ nữ trước và trong khi mang thai nên tiêm vắc xin ngừa cúm để bảo vệ con trong giai đoạn đầu đời.

Tiêm vắc xin phòng ngừa cảm cúm cho trẻ nhỏ và cho các thành viên trong gia đình

– Phòng vấn đề lây nhiễm bằng việc đeo khẩu trang nơi công cộng, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, nhất là khi tiếp xúc ở các nơi công cộng,…

– Tăng cường đề kháng cho trẻ bằng cách bổ sung dinh dưỡng, tăng cường cho trẻ luyện tập, vui chơi hoặc/và hấp thu vitamin D,…

– Xây dựng môi trường trong lành, tránh khả năng ủ bệnh cho trẻ.

Trong vấn đề tiêm phòng cảm cúm, cần lưu ý một số vấn đề như sau:

– Chỉ định thực hiện tiêm phòng khi trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên.

– Khả năng bảo vệ trước cảm cúm là 50 đến 80% tùy cá nhân và hiệu quả phòng bệnh là sau khi tiêm khoảng 2 – 3 tuần.

– Cần tiêm mũi nhắc lại bởi tác dụng bảo vệ của vắc xin ngừa cúm là trong khoảng 6 tháng đến 1 năm sau khi tiêm.

4.2. Điều trị cảm cúm cho trẻ đúng lúc và đúng cách

Thể trạng đặc biệt của trẻ là điều cần lưu ý trong vấn đề điều trị nói chung và điều trị cảm cúm nói riêng. Vì thế, thông thường, cha mẹ nên cho con đến khám bác sĩ Nhi để con được thăm khám đầy đủ, chẩn đoán đúng bệnh theo thể trạng và được chỉ định điều trị đúng cách.

Tại các cơ sở y khoa Nhi, các bác sĩ khuyên cha mẹ nên dùng thuốc điều trị cho con sớm ngay khi có chỉ định. Căn cứ vào các triệu chứng của trẻ, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng virus, thuốc hạ sốt, giảm đau, giảm ho cũng như các thuốc điều trị triệu chứng phù hợp theo tình trạng bệnh của trẻ. Trong trường hợp bệnh cúm của trẻ có biến chứng, bác sĩ có thể chỉ định nhập việc để điều trị và theo dõi.

Đưa trẻ đi thăm khám sớm và điều trị đúng cách để phòng ngừa các biến chứng cúm

Đưa trẻ đi thăm khám sớm và điều trị đúng cách để phòng ngừa các biến chứng cúm

Cha mẹ cần nhớ: trẻ nhỏ bị cảm cúm có thể dễ dàng bị chẩn đoán nhầm với các bệnh lý khác. Do đó, không nên tự ý đoán bệnh và điều trị cho con. Nên tham khảo y khoa để con được chẩn đoán đúng bệnh và điều trị đúng cách. Đồng thời, khi chữa cúm cho trẻ, cần chú ý kết hợp các hình thức để tạo cho trẻ môi trường phù hợp với việc tránh bệnh, nâng cao đề kháng cho trẻ phù hợp nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital