Nguyên nhân và triệu chứng suy thận

Tham vấn bác sĩ
Thầy Thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII

Phạm Huy Huyên

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, Phụ trách Ngoại thận tiết niệu

Theo thống kê, 45%-50% những người mắc các bệnh nội tiết như đái tháo đường, tăng huyết áp… có nguy cơ mắc bệnh suy thận. Đây là bệnh lý nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trong đến sức khỏe người bệnh.

1. Suy thận là gì?

Suy thận là hiện tượng chức năng thận bị suy giảm

Suy thận là hiện tượng chức năng thận bị suy giảm

Theo các chuyên gia, thận là một tạng kép, nằm sau phúc mạc, đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe. Thận lọc các chất độc sau quá trình chuyển hóa của cơ thể và đào thải nước, giữ cân bằng axít, muối, nội môi, các chất ion trong cơ thể, điều hòa kiểm soát huyết áp…

Suy thận là hiện tượng chức năng thận bị suy giảm, có thể xảy ra đột ngột, gọi là suy thận cấp hoặc diễn tiến từ từ, tức suy thận mạn.

  • Suy thận cấp: Chức năng thận có thể hồi phục được.
  • Suy thận mạn là tình trạng chức năng thận bị tổn thương, mức lọc cầu thận suy giảm dần và không hồi phục được. Có 5 mức độ suy thận và khi đến mức độ 5, người bệnh phải được chỉ định điều trị thay thế thận như: Thẩm phân phúc mạc, chạy thận, ghép thận. Lúc này, cần có các biện pháp điều trị hỗ trợ cho chức năng thận thì cơ thể mới sống được.

2. Nguyên nhân dẫn đến suy thận

Suy thận làm ảnh hưởng đến đời sống thậm chí đe dọa tính mạng của người bệnh

Suy thận làm ảnh hưởng đến đời sống thậm chí đe dọa tính mạng của người bệnh

– Về nguyên nhân bệnh lý có hai nguyên nhân chính dẫn đến suy thận, đó là viêm cầu thận cấp và tăng huyết áp kéo dài hoặc huyết áp quá cao làm cho áp lực máu quá mạnh gây phá hủy cầu thận dẫn đến suy thận.

– Tiểu đường cũng là nguyên nhân hàng đầu gây suy thận. Số người mắc bệnh tiểu đường ngày càng tăng thì tỷ lệ người tiểu đường có biến chứng về thận, suy thận càng cao.

– Nguyên nhân bệnh lý ở đường tiết niệu như sỏi đường tiết niệu, viêm đường tiết niệu, ứ nước bể thận, viêm thận – bể thận hoặc dị dạng đường tiết niệu cũng dẫn đến suy thận.

– Một số bệnh lý nhiễm trùng cũng có thể gây biến chứng thận và suy thậnh chẳng hạn như viêm cầu thận sau nhiễm khuẩn liên cầu nhóm A, nhiễm trùng nặng bởi các vi khuẩn có độc lực cao dẫn đến sốc nhiễm trùng và gây viêm thận cấp dẫn đến suy thận.

– Một số thuốc điều trị có thể làm tổn thương thận, đặc biệt là khi dùng dài ngày, liều không thích hợp chẳng hạn như thuốc kháng viêm không steroid; kháng sinh nhóm aminoglycoside; thuốc và hóa chất điều trị ung thư; thuốc kháng lao; thuốc cản quang; một số thuốc Đông y không rõ nguồn gốc…).

3. Dấu hiệu suy thận

Người bệnh suy thận cần được thăm khám và điều trị kịp thời

Người bệnh suy thận cần được thăm khám và điều trị kịp thời

3.1. Dấu hiệu suy thận cấp

– Các triệu chứng ban đầu: Lượng nước tiểu ít hoặc không có.

– Các triệu chứng khi bệnh trở nặng: Buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, ăn không ngon miệng; huyết áp tăng cao hoặc thấp,  không ngủ được, động kinh, hôn mê, ngứa, bầm hoặc chảy máu không rõ nguyên nhân.

3.2. Dấu hiệu suy thận mạn

– Suy thận thường không có triệu chứng ban đầu và diễn biến âm thầm, từ từ.

– Các dấu hiệu và triệu chứng muộn: Buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, ăn không ngon miệng; mệt mỏi, thở gấp, đau dạ dày, tê, ngứa ran, nóng đốt chân và tay, giảm ham muốn tình dục, không có kinh nguyệt, thiếu máu, đau cơ và xương.

Bên cạnh đó, người bệnh còn gặp một số tình trạng chẳng hạn ngủ không ngon, trầm cảm, động kinh, hôn mê; ngứa, huyết áp bất thường, và các vấn đề về chảy máu cũng có thể xảy ra.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital