Nguyên nhân và dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở người lớn

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa ở người lớn là biểu hiện bất thường của hệ tiêu hóa, khiến người bệnh có cảm giác đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy, táo bón,…. Đây có thể là hậu quả của nhiều bệnh lý hoặc do chế độ ăn uống không đảm bảo vệ sinh,….

1. Nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở người lớn

1.1. Tác dụng phụ khi dùng thuốc

Sử dụng thuốc kháng sinh dài ngày hoặc thường xuyên cũng là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở người lớn

Sử dụng thuốc kháng sinh dài ngày hoặc thường xuyên cũng là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở người lớn

Việc sử dụng thuốc kháng sinh dài ngày hoặc thường xuyên sẽ khiến sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm. Bởi lẽ kháng sinh vô tình tiêu diệt cả lợi khuẩn và hại khuẩn ở hệ tiêu hóa nên ảnh hưởng không tốt đến hệ này. Vì vậy tác dụng phụ khi dùng thuốc có thể gặp phải chính là nguyên nhân phổ biến khiến tình trạng rối loạn tiêu hóa tái phát nhiều lần, khó khăn trong điều trị.

1.2. Yếu tố bệnh lý cũng khiến rối loạn tiêu hóa ở người lớn

Các bệnh lý mà bạn mắc phải như viêm đại tràng, viêm ruột,… cũng có thể là nguyên nhân khiến tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài. Kèm theo đó có thể xuất hiện các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, đau bụng…

1.3. Chế độ ăn uống thất thường

Thói quen ăn uống thất thường, không khoa học, sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn, không rõ nguồn gốc,… có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu và có các biểu hiện như buồn nôn, đau bụng, khó tiêu hoặc tiêu chảy trong nhiều ngày.

1.4. Lạm dụng bia rượu

Rượu, bia có chứa một lượng cồn lớn, làm tăng khả năng co bóp của dạ dày và khiến acid dịch vị tiết ra nhiều hơn. Hay chất nicotin trong thuốc lá không chỉ gây co thắt mà còn làm tổn hại đến niêm mạc của dạ dày, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển. Vì vậy việc bạn sử dụng bia, rượu, thuốc lá cũng là một trong số những nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa.

1.5. Lợi khuẩn và hại khuẩn trong ruột bị mất cân bằng

Bình thường hệ tiêu hóa cân bằng nhờ hại khuẩn và lợi khuẩn. Tuy nhiên khi số lượng hại khuẩn nhiều hơn số lượng lợi khuẩn thì dẫn đến tình trạng mất cân bằng do hại khuẩn lấn át lợi khuẩn. Từ đó giảm sức đề kháng của cơ thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở người bệnh.

2. Triệu chứng rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa ở người lớn có nhiều biểu hiện khác nhau, dưới đây là các biểu hiện điển hình:

2.1. Khó tiêu, đầy hơi

Đau bụng, khó tiêu, đầy hơi,... là những triệu chứng thường gặp khi rối loạn tiêu hóa

Đau bụng, khó tiêu, đầy hơi,… là những triệu chứng thường gặp khi rối loạn tiêu hóa

Đây là một trong những triệu chứng thường gặp khi mắc rối loạn tiêu hóa. Bạn luôn có cảm giác bụng căng ra như vừa ăn no, ậm ạch, khó chịu mặc dù không ăn uống gì nhiều. Bên cạnh đó xuất hiện các dấu hiệu ợ chua, ợ hơi giống người đau dạ dày, thường xuyên trung tiện, miệng hôi và ợ chua.

2.2. Đau bụng liên tục là triệu chứng của rối loạn tiêu hóa ở người lớn

Đau bụng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau nhưng với người bị rối loạn tiêu hóa đau bụng thường âm ỉ hoặc dữ dội tùy mức độ của bệnh. Những cơn đau thường xuất hiện phía bên trái vùng bụng hoặc quanh vùng bụng. Đau có thể từng cơn hoặc đau nhói như dao cắt, cũng có thể đau nhẹ âm ỉ, đau lâm râm.

2.4. Táo bón, đầy bụng

Nếu bạn bị rối loạn tiêu hóa lâu ngày nhưng không điều trị sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy cũng có thể là kiết lỵ. Trong đó tiêu chảy là thường gặp nhất. 

2.5. Nôn, buồn nôn

Nôn mửa cũng là một trong những triệu chứng thường gặp của rối loạn tiêu hóa ở người lớn. Thức ăn sau khi nạp vào cơ thể sẽ phản ứng với các men trong đường ruột, nếu không được hấp thụ tốt dễ khiến người mắc rối loạn tiêu hóa bị trào ngược thức ăn lên trên, dẫn đến hiện tượng buồn nôn hoặc nôn mửa.

3. Cách phòng ngừa

Hãy khám sức khỏe định kỳ hoặc ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh

Hãy khám sức khỏe định kỳ hoặc ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh

Để phòng ngừa rối loạn tiêu hóa ở người lớn bạn nên thực hiện theo một số lời khuyên như sau:

– Thường xuyên bổ sung lợi khuẩn bằng men vi sinh và men tiêu hóa nhằm cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột.

– Hạn chế rượu bia, thuốc lá.

– Ăn uống hợp vệ sinh, an toàn, hợp lý.

– Tạo thói quen đi vệ sinh đúng giờ và đều đặn

– Thường xuyên tập thể dục, vận động để cơ thể dẻo dai.

– Thường xuyên bổ sung chất xơ, ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước lọc, nhất là đối với các bệnh nhân có dấu hiệu táo bón.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital