Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả khi trẻ bị suy dinh dưỡng

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Suy dinh dưỡng là tình trạng rất nhiều trẻ em gặp phải. Nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời, căn bệnh này có thể để lại những hậu quả nặng nề như sức đề kháng yếu, trẻ chậm phát triển trí não, thể chất,… Do đó, bố mẹ cần phải nắm rõ nguyên nhân và cách chăm sóc hiệu quả khi trẻ bị suy dinh dưỡng.

1. Đôi nét về tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ

Suy dinh dưỡng là hiện tượng thiếu hụt các chất dinh dưỡng và năng lượng làm ảnh hưởng tới quá trình hoạt động, sinh sống cũng như tăng trưởng bình thường ở trẻ nhỏ. Hiện nay, tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em có thể phân loại thành 3 thể như sau:

1.1. Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân

Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân xảy ra do hiện tượng thiếu chất dinh dưỡng dẫn tới cân nặng của trẻ thấp hơn so với mức tiêu chuẩn của những bé cùng tuổi và cùng giới. Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân còn phản ánh rõ rệt hiện tượng trẻ bị thiếu chất dinh dưỡng kéo dài và tình trạng thiếu dưỡng chất ở thời điểm đánh giá.

1.2. Suy dinh dưỡng thể thấp còi

Suy dinh dưỡng thể thấp còi xảy ra là do hiện tượng trẻ bị chậm tăng trưởng kéo dài dẫn tới tình trạng các bé không đạt được mốc chiều cao cần có của một đứa trẻ cùng tuổi và cùng giới. Không chỉ vậy, suy dinh dưỡng thể thấp còi còn phản ánh hiện tượng trẻ bị chậm phát triển mạn tính và kéo dài từ quá khứ, có thể bắt đầu từ trong bài thai do người mẹ bị thiếu dinh dưỡng.

1.3. Suy dinh dưỡng thể gầy còm

Suy dinh dưỡng thể gầy còm là khi chỉ tiêu cân nặng theo chiều cao của bé tụt xuống mức thấp đáng kể so với chỉ số nên có ở những trẻ cùng tuổi và cùng giới. Suy dinh dưỡng thể gầy còm còn phản ánh hiện tượng trẻ thiếu dinh dưỡng cấp tính vì đang tụt cân hoặc không lên cân.

Có rất nhiều trẻ bị suy dinh dưỡng

Có rất nhiều trẻ bị suy dinh dưỡng

2. Lý do khiến trẻ bị suy dinh dưỡng là gì?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ có thể xảy ra là do tăng tiêu hao dưỡng chất, thiếu cung cấp hoặc cả 2 nguyên nhân trên. Nếu do cơ chế thiếu cung cấp thì có nghĩa là trẻ không được cung cấp đủ các loại lương thực, thực phẩm, trẻ biếng ăn và ăn không đủ nhu cầu. Đồng thời, có thể là do chế độ ăn uống của trẻ nghèo nàn và cách chế biến thức ăn không phù hợp, khiến các bé bị thiếu năng lượng và chất dinh dưỡng.

Ngoài ra, cơ chế tăng tiêu hao dưỡng chất cũng là nguyên nhân chính khiến trẻ em bị suy dinh dưỡng. Cụ thể là do trẻ bị bệnh, nhất là mắc phải những căn bệnh dài ngày, rối loạn tiêu hóa, hấp thu, nhiễm ký sinh trùng đường ruột và thất thoát dưỡng chất do bệnh lý. Phần lớn các trường hợp suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ xảy ra là do sự kết hợp của cả 2 cơ chế là thiếu cung cấp và tăng tiêu hao dưỡng chất. Đặc biệt là những trẻ bị bệnh nhưng bố mẹ lại cho ăn kiêng.

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ em bị suy dinh dưỡng

3. Cách chăm sóc tốt nhất khi trẻ bị suy dinh dưỡng

3.1. Chú ý về vệ sinh ăn uống của trẻ

Bố mẹ nên nhớ là phải cho các bé ăn chín uống sôi. Khi nấu xong thức ăn, bố mẹ phải cho trẻ ăn ngay và không được cho con ăn ở những nơi bụi bặm, công trường xây dựng, đường xá. Bởi vì đây là nguồn lây lan nhiều căn bệnh như ngộ độc thức ăn, tiêu chảy,…

3.2. Chú ý vệ sinh cá nhân sạch sẽ cho trẻ

Bố mẹ phải thường xuyên tắm rửa và vệ sinh thân thể sạch sẽ cho trẻ. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên xây dựng cho bé thói quen giữ gìn răng miệng sạch sẽ và không ăn quá nhiều đồ ngọt để tránh bị bệnh viêm lợi, sâu răng. Hơn nữa, bố mẹ cũng phải tạo cho bé thói quen rửa tay trước khi ăn, sau khi đi đại tiện và cắt móng tay cho trẻ.

Ngoài ra, bố mẹ không nên để trẻ lê la ở bên dưới đất bẩn. Thêm vào đó, bố mẹ cũng không nên cho trẻ mút tay, quệt tay bẩn lên mặt, cho đồ chơi, đồ vật bẩn lên miệng để phòng tránh những bệnh giun sán.

3.3. Tạo cảm giác vui vẻ trong các bữa ăn

Bố mẹ nên thường xuyên động viên và khuyến khích trẻ, tạo cho con cảm giác vui vẻ trong mỗi bữa ăn. Theo đó, bố mẹ có thể cho con ăn cùng với cả gia đình. Bởi vì khi mọi người ăn uống và trò chuyện vui vẻ sẽ khiến trẻ cảm thấy thích thú hơn với bữa ăn.

Ngoài ra, bố mẹ tuyệt đối không bao giờ được dọa nạt, quát mắng hoặc đánh đập bắt bé ăn. Bởi vì nếu làm như vậy sẽ tạo nên áp lực tâm lý cho trẻ, khiến các bé ngày càng sợ ăn hơn, dẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ trở nên nghiêm trọng hơn.

3.4. Đưa trẻ đi khám bác sĩ

Khi trẻ bị ốm, nhất là khi bị viêm đường hô hấp hoặc tiêu chảy, bố mẹ cần phải nắm rõ cách xử trí ban đầu ở nhà. Bên cạnh việc sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, bố mẹ phải coi trọng việc chăm sóc và nuôi dưỡng phù hợp để giúp con mau khỏi bệnh, nhanh chóng phục hồi. Trong trường hợp trẻ bị nhiễm khuẩn, bố mẹ không được cho bé dùng kháng sinh một cách tùy tiện mà phải theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Bởi vì suy dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng tới thể chất mà còn làm chậm sự phát triển về trí tuệ của trẻ. Do đó, khi thấy trẻ có những dấu hiệu suy dinh dưỡng, bố mẹ nên nhanh chóng đưa con tới bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa Dinh dưỡng thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Bố mẹ nên đưa con đi khám khi trẻ có dấu hiệu bị suy dinh dưỡng

Bố mẹ nên đưa con đi khám khi trẻ có dấu hiệu bị suy dinh dưỡng

Hy vọng bài viết của chúng tôi trên đây đã giúp các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng. Vì suy dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ về sau, do đó, bố mẹ cần phải cho con đi khám ngay khi có dấu hiệu của bệnh để được điều trị kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital