Nguyên nhân và cách khắc phụ tình trạng trẻ sơ sinh lười bú

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất và chủ yếu của trẻ nhỏ, bởi vậy khi trẻ sơ sinh lười bú bé có thể bị thiếu dưỡng chất gây ốm yếu, chậm lớn, kém phát triển về nhiều mặt. Vậy nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh lười bú là gì và mẹ cần làm làm như thế nào để cải thiện tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây.

Khi cơ thể mệt mỏi trẻ thường bú ít hơn so với bình thường

Khi cơ thể mệt mỏi trẻ thường bú ít hơn so với bình thường

1. Trẻ lười bú hơn khi ốm

Cảm giác mệt mỏi, khó chịu khi ốm khiến bé không muốn ăn hoặc ăn rất ít sữa mẹ. Đặc biệt, nếu bé đang bị ho, bị ngẹt mũi, việc bú còn làm bé cảm thấy khó thở do đó bé càng lười bú hơn.

Với nguyên nhân này, mẹ nên đưa bé đến khám tại cơ sở y tế tin cậy để có cách điều trị sớm đồng thời cố gắng cho bé uống nhiều sữa mẹ nhất có thể. Mẹ có thể cho bé bú nhiều lần, thay đổi tư thế giúp bé cảm thấy thoải mái hơn khi bú hoặc vắt sữa ra chén và cho bé uống từng chút một bằng thìa.

2. Khoang miệng của bé có nhiều tưa lưỡi

Nếu trong miệng bé có nhiều tưa lưỡi và không được vệ sinh thường xuyên, bé sẽ không cảm nhận được vị của sữa mẹ, thậm chí cảm thấy đắng miệng. Điều này khiến trẻ sơ sinh lười bú mẹ hơn.

Mẹ nên vệ sinh lưỡi, nướu của bé hằng ngày để vừa đảm bảo vệ sinh khoang miệng cho bé, vừa giúp bé ăn ngon miệng hơn.

3. Sữa mẹ về không đều

Nếu sữa mẹ lúc nhiều lúc ít, sữa về nhanh quá khiến bé bị sặc hoặc bú mãi mới được một chút, bé sẽ cảm thấy sợ hoặc cáu gắt, bực bội. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân khiến bé không muốn bú mẹ.

Nếu sữa mẹ về quá nhanh, mẹ có thể dùng ngón tay kẹp đầu để giảm lượng sữa hoặc vắt sữa cho bé bú bình. Nếu sữa mẹ ít hoặc không đều, mẹ hãy thường xuyên mát xa và đổi bên ti cho bé bú đồng thời ăn các thực phẩm lợi sữa để bé có nhiều sữa uống hơn.

Sữa mẹ có mùi vị "lạ" có thể là một trong những lý do trẻ sơ sinh lười bú

Sữa mẹ có mùi vị “lạ” có thể là một trong những lý do bé bú kém hơn

4. Sữa mẹ có vị “lạ”

Những thức ăn mà mẹ ăn vào có ảnh hưởng khá nhiều đến mùi vị cũng như chất lượng của sữa mẹ. Nếu mẹ ăn những món ăn quá cay, nóng, có nhiều gia vị như hành, tỏi … vị của sữa mẹ cũng sẽ có sự thay đổi. Trong khi đó, trẻ sơ sinh khá nhạy cảm với hương vị của sữa mẹ, nhiều bé còn có thể sẽ không ăn vị sữa “lạ” hoặc ăn ít hơn.

Mẹ hãy luôn chú ý khi ăn uống trong thời gian cho con bú. Không nên ăn những thức ăn có quá nhiều gia vị hoặc những món ăn có hương vị quá “nồng”. Bên cạnh đó, trong thời gian này, mẹ nên ăn thêm những thức ăn có tác dụng lợi sữa để đảm bảo bé được cung cấp đủ dinh dưỡng.

5. Bé bị xao nhãng bởi bên ngoài

Khi bú mẹ, bé vẫn có thể bị một người hay sự việc nào đó bên ngoài thu hút lực chú ý dẫn đến việc không ăn được nhiều sữa mẹ mà theo cách gọi vui của dân gian là bé hay “hóng”. Bởi thế, để bé tập trung bú sữa hơn, mẹ nên cho bé bú ở nơi yên tĩnh.

Nếu trẻ lười bú do cơ thể mệt mỏi, lười bú kèm sốt ba mẹ nên đưa con đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital