Nguyên nhân và cách điều trị khi trẻ bị ngứa lòng bàn chân

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Ngứa lòng bàn chân là tình trạng nhiều trẻ nhỏ gặp phải. Tuy nhiên, nếu bố mẹ không biết cách chăm sóc và điều trị đúng đắn sẽ dẫn tới những tác động xấu cho sức khỏe của trẻ. Trong bài viết bên dưới, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bố mẹ những nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả khi trẻ bị ngứa lòng bàn chân.

1. Ngứa lòng bàn chân ở trẻ có phải vấn đề nguy hiểm?

Về cơ bản, ngứa là một phản ứng tự nhiên của cơ thể. Nó là sự phản hồi lại với những tác động ngoài ra. Tuy nhiên, nếu tình trạng ngứa dai dẳng, kéo dài liên tục thì rất có thể là dấu hiệu của vấn đề bệnh lý.

Về tình trạng ngứa lòng bàn chân của trẻ vốn không có gì đáng ngại. Thế nhưng nếu không được xử lý kịp thời, trẻ sẽ có hành động gãi liên tục gây tổn thương da. Đồng thời, cảm giác ngứa ngáy cũng khiến trẻ khó chịu. Từ đó dẫn tới trẻ xuất hiện trạng thái chán ăn, ngủ không ngon. Nếu kéo dài, điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe. Vì vậy, các bậc phụ huynh đừng coi thường mà hãy nhanh chóng tìm ra phương pháp xử lý nhé.

2. Nguyên nhân khiến trẻ bị ngứa lòng bàn chân

2.1 Do trẻ bị dị ứng thời tiết

Đây là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ngứa lòng bàn chân ở trẻ nhỏ phổ biến nhất. Bởi vì thời tiết thay đổi đột ngột sẽ làm hệ miễn dịch của bé bị suy giảm và chưa kịp thích nghi ngay với môi trường xung quanh.

Do đó, những kháng thể tự chống đối lẫn nhau sẽ có cơ hội được phát triển và tiết ra những chất gây ngứa như Histamine và Serotonin. Bên cạnh việc gây ngứa lòng bàn chân ở trẻ nhỏ, bệnh dị ứng thời tiết còn khiến con xuất hiện những biểu hiện như sổ mũi, hắt hơi liên tục, mắt đỏ, sốt nhẹ vào buổi chiều hoặc tối.

2.2 Do các loại thực phẩm gây ngứa lòng bàn chân ở trẻ nhỏ

Những trẻ em có cơ địa dị ứng khi ăn phải một số loại thức ăn như thịt bò, trứng, hải sản,… sẽ rất dễ dẫn tới tình trạng nổi mẩn, ngứa lòng bàn chân hoặc ngứa toàn thân. Ngoài ra, các bé cũng sẽ gặp phải một số triệu chứng như buồn nôn, tiêu chảy, đầy hơi, ngứa miệng, chán ăn,…

2.3 Do trẻ bị viêm da cơ địa

Bệnh viêm da cơ địa là một dạng của viêm da mãn tính liên quan tới rối loạn miễn dịch và yếu tố di truyền. Khi trẻ nhỏ bị viêm da cơ địa sẽ gặp phải một số biểu hiện như:

– Trên da của trẻ xuất hiện những nốt ban đỏ hoặc hồng.

– Trẻ bị ngứa ngáy bàn chân hoặc toàn thân.

– Da của trẻ bị nổi ban đỏ và đi kèm với hiện tượng dày sừng, bong vảy,…

trẻ bị ngứa lòng bàn chân

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mẩn, ngứa ngáy lòng bàn chân

2.4 Do trẻ bị bệnh tổ đỉa

Bệnh tổ đỉa thường xuất hiện vào mùa hè nắng nóng. Bệnh thường dễ tái phát theo tuần trăng. Trong trường hợp trẻ nhỏ bị nổi mẩn, ngứa lòng bàn chân và đi kèm với triệu chứng nổi mụn nước thì có thể bé mắc phải bệnh chàm tổ đỉa. Căn bệnh này sẽ khiến trẻ cảm thấy ngứa ngáy và gái thường xuyên nên rất khó kiểm soát.

2.5 Do các bệnh về gan

Trẻ xuất hiện triệu chứng ngứa ngáy ở lòng bàn chân cũng như các bộ phận cơ thể khác. Đây có thể không chỉ là dấu hiệu da liệu đơn thuần. Nhiều trường hợp, biểu hiện ngứa ngáy là sự báo động cho các vấn đề như tắc mật, xơ gan, nóng gan, … Đặc biệt, những triệu chứng bệnh lý do gan thường trở nặng hơn vào buổi tối. Cho tới sáng sớm và trưa, những triệu chứng này dần thuyên giảm.

3. Cách điều trị dứt điểm khi trẻ bị nổi mẩn, ngứa lòng bàn chân

3.1 Tránh để con tiếp xúc với những tác nhân gây ngứa

Bố mẹ cần phải hạn chế cho trẻ mặc quần áo có chất liệu dễ gây ngứa như len, lông dính vào người vì chúng sẽ khiến bé cảm thấy khó chịu. Tốt nhất, bố mẹ nên cho con mặc những bộ quần áo được làm từ cotton hoặc lụa. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng phải giặt chăn, thảm, màn, chiếu và ga trải giường thường xuyên để tránh đọng lại bụi bẩn khiến con bị ngứa ngáy.

trẻ bị ngứa lòng bàn chân

Bố mẹ nên đưa con đi khám nếu bé bị nổi mẩn, ngứa lòng bàn chân để kiểm tra và tìm ra nguyên nhân cụ thể

3.2 Vệ sinh thân thể trẻ sạch sẽ

Bố mẹ nên vệ sinh thân thể cho trẻ sạch sẽ bằng cách tắm nước ấm và sử dụng những loại sữa tắm dịu nhẹ để da của con không bị kích ứng. Bên cạnh đó, bố mẹ nên lưu ý là tuyệt đối không được sử dụng những loại sữa tắm chứa nhiều hóa chất và có tính tẩy mạnh để tắm cho con. Bởi vì những loại sữa tắm này sẽ tác động xấu tới làn da non nớt của trẻ.

Ngoài ra, khi tắm cho trẻ, bố mẹ nên để mức nước ấm khoảng 33 độ C. Lưu ý, thời gian tắm nhiều nhất là khoảng 10 phút để bé tránh bị cảm. Sau khi tắm cho trẻ xong, bố mẹ có thể dùng kem dưỡng ẩm để bôi toàn thân cho con. Đặc biệt là vị trí kẽ ngón chân và ngón tay cần được chú ý. Mục đích của việc làm này là để tăng khả năng kháng khuẩn, làm mềm da là giảm ngứa cho trẻ.

trẻ bị ngứa lòng bàn chân

Bố mẹ nên vệ sinh thân thể cho trẻ sạch sẽ để tránh bị ngứa lòng bàn chân

3.3 Không cho trẻ ăn những loại thực phẩm gây ngứa

Bố mẹ tuyệt đối không cho trẻ ăn những loại thực phẩm chứa protein, thịt bò, sữa tươi, hải sản,… nếu bé có cơ địa dị ứng. Ngoài ra, bố mẹ cũng không nên cho trẻ ăn những loại thực phẩm cay nóng. Những loại thức ăn này dễ gây ngứa, nhiệt miệng và nổi mụn nhọt.

3.4 Vệ sinh nhà cửa và môi trường xung quanh sạch sẽ

Nếu có trẻ nhỏ, bố mẹ không nên nuôi mèo, chó hoặc những con vật nuôi nhiều lông. Bởi vì chúng có thể khiến trẻ bị nổi mẩn, dị ứng và ngứa lòng bàn chân. Ngoài ra, bố mẹ cũng cần phải vệ sinh nhà cửa sạch sẽ. Việc lau dọn, hút bụi thường xuyên cũng như tạo môi trường sống lành mạnh cho con.

Tóm lại, tình trạng ngứa lòng bàn chân nếu kéo dài sẽ làm ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày cũng như sức khỏe của trẻ nhỏ. Do đó, bố mẹ không được chủ quan. Hãy đưa trẻ bị ngứa lòng bàn chân đi khám kịp thời để tránh bị nặng và khó điều trị.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital