Tiểu cầu là thành phần của máu giúp tạo thành cục máu đông giúp làm ngưng chảy máu (khi mạch máu bị tổn thương), nếu thiếu tiểu cầu sẽ dẫn đến tình trạng không hình thành cục máu đông được. Vậy nguyên nhân giảm tiểu cầu là gì? Triệu chứng của bệnh như thế nào? Bạn có thể tham khảo thông tin dưới đây.
Menu xem nhanh:
Nguyên nhân giảm tiểu cầu
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến giảm tiểu cầu. Đối với chứng bệnh giảm tiểu cầu do miễn dịch thì đây là một trong những nguyên nhân giảm tiểu cầu thường gặp nhất và thường không có triệu chứng nào khác.
Bệnh còn có một tên gọi khác trước đây là xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn. Mặc dù không biết nguyên nhân gây giảm tiểu cầu do miễn dịch nhưng các chuyên gia y tế ghi nhận sự hoạt động không đúng của hệ miễn dịch (hệ thống phòng thủ bệnh tật chính của cơ thể) dẫn đến giảm tiểu cầu. Kháng thể được tạo ra để tấn công các yếu tố ngoại lai thì nay nó tấn công phá hủy tiểu cầu. Ngoài ra còn có một số lý do khác khiến tiểu cầu bị giảm: nhiễm trùng như nhiễm virút (thủy đậu, parvo, viêm gan C, Epstein-Barr, HIV), nhiễm khuẩn máu nặng, nhiễm Helicobacter pylori (đường tiêu hóa).
Thuốc: Tác dụng phụ của thuốc thuốc tim mạch, thuốc chống động kinh, kháng sinh,… Do điều trị: phẫu thuật bắc cầu tim, xạ trị trong điều trị các bệnh tủy xương; các tình trạng bệnh lý như: ung thư máu (ung thư bạch cầu hoặc ung thư hạch lympho), các bệnh lý ảnh hưởng đến tủy xương (ngộ độc rượu), thiếu vitamin B12 hoặc vitamin B9, phụ nữ có thai (khoảng 5% phụ nữ khỏe mạnh mang thai thì bị giảm tiểu cầu nhưng sau sinh thì bình thường và không có triệu chứng gì), chứng lách to, cơ thể dùng nhiều tiểu cầu nên không đủ (trong các bệnh tự miễn dịch như viêm khớp dạng thấp hoặc lupus ban đỏ hệ thống). Bên cạnh đó do bệnh lý hiếm khác như hội chứng tán huyết do urê hoặc ban xuất huyết rãi rác.
Nhìn chung việc xác định chính xác nguyên nhân nào gây giảm tiểu cầu là không dễ dàng, phải được xem xét bởi chuyên gia huyết học cùng với các xét nghiệm chuyên biệt.
Triệu chứng giảm tiểu cầu
Giảm tiểu cầu có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, thường gặp nhất là ở trẻ em và những người trẻ tuổi. Bệnh thường gặp ở nữ nhiều hơn nam.
Dấu hiệu chung nhất của bệnh là hội chứng chảy máu, đặc biệt là ở da và niêm mạc. Nếu bị chảy máu dưới da, người bệnh có thể xuất hiện các chấm, nốt hay mảng bầm máu tụ dưới da. Bên cạnh đó người bệnh cũng có các dấu hiệu chảy máu mũi, lợi chân răng.
Nặng hơn, người bệnh cũng có thể bị xuất huyết nnội thạng, xuất huyết não – màng não, xuất huyết phổi, xuất huyết tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục (đa kinh, rong kinh). Khi bị xuất huyết, người giảm tiểu cầu cũng sẽ bị thiếu máu tương xứng với mức độ chảy máu. Các xét nghiệm cho thấy gan, lá lạch, hạch không to.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc với đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại sẽ giúp chẩn đoán và điều trị giảm tiểu cầu hiệu quả.
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc còn có đội ngũ bác sĩ quốc tế giàu kinh nghiệm, tiếp xúc với nhiều nền y tế hiện đại trên thế giới, luôn thăm khám – tư vấn điều trị nhiệt tình, giúp bạn san sẻ nỗi lo về sức khỏe. Xem thêm thông tin chi tiết về đội ngũ bác sĩ quốc tế tại đây.