Sỏi thận là bệnh lý khá phổ biến nhiều người mắc phải dễ gây biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị hiệu quả. Vậy nguyên nhân gây sỏi thận là gì và biểu hiện bệnh như thế nào?
Menu xem nhanh:
Nguyên nhân gây sỏi thận là gì?
Không ăn bữa sáng
Rất nhiều người có thói quen nhịn bữa sáng, coi nhẹ bữa sáng. Tuy nhiên, thói quen tưởng vô hại này lại là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh sỏi thận. Nguyên nhân là do cơ thể sau khi trải qua một đêm dài nghỉ ngơi, cần bổ sung năng lượng. Túi mật sẽ bài tiết dịch mật vào buổi sáng, chuẩn bị trước cho việc tiêu hóa thức ăn. Nếu không ăn sáng, mật sẽ không có thức ăn để tiêu hóa, dịch mật sẽ ở trong túi mật lâu hơn, thời gian dài như thế, dịch mật sẽ tích tụ trong túi mật và đường ruột, cholesterol từ trong mật tiết ra sẽ dễ hình thành nên sỏi thận.
Uống ít nước
Rất nhiều người thường có thói quen uống ít nước. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây ra sỏi thận. Các chuyên gia chỉ ra rằng, uống ít nước sẽ khiến hệ tiết niệu ít việc, lượng nước tiểu lưu cữu, trở nên đậm đặc, chất đọng lại tăng lên, như thế dễ hình thành nên sỏi thận và sỏi đường tiết niệu.
Lười vận động
Ít vận động cũng có thể gây sỏi thận. Các chuyên gia cho biết, nếu bạn ít vận động sẽ không có lợi cho việc hấp thụ can-xi, khiến lượng can-xi bài tiết vào nước tiểu tăng lên, gây ra sỏi thận hoặc sỏi đường tiết niệu. Đồng thời, thành bụng trong cơ thể sẽ lỏng lẻo, gây ra sa nội tạng, chèn ép ống mật, làm cho dịch mật không bài tiết được gây ra tích tụ, từ đó hình thành nên sỏi mật.
Ăn quá nhiều dầu mỡ
Những bữa tiệc luôn đi kèm với thịt cá, dầu mỡ… Ăn quá nhiều chất dầu mỡ chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh sỏi thận. Bởi vì thức ăn giàu protit và chất béo sẽ tăng thêm hàm lượng cholesterol trong dịch mật, hình thành nên sỏi.
Chế độ ăn uống thiếu canxi
Không chỉ thừa mà thiếu canxi cũng là một nguyên nhân gây sỏi thận. Các chuyên gia khuyến cáo, những người không tổng hợp đủ canxi sẽ có phần trăm bị thận cao hơn những người có chế độ canxi cao. Khi cơ thể không đủ canxi thì oxalat sẽ kết hợp với canxi trong đường tiêu hóa và canxi trong nước tiểu và hình thành nên sỏi thận.
Chế độ ăn quá mặn
Trong số các vấn đề tiềm ẩn gây ra bởi thiếu muối thì bệnh sỏi thận nằm cuối cùng của danh sách. Khi lượng natri nạp vào cơ thể hằng ngày tăng sẽ gia tăng sự bài tiết canxi trong thận. Các chuyên gia khuyến cáo, chúng ta chỉ nên sử dụng 2300 mg muối/ngày, riêng đối với những người mắc bệnh huyết áp thì nên giảm lượng muối sử dụng hằng ngày xuống 1500mg.
Biểu hiện bệnh sỏi thận
Khi có dấu hiệu bị sỏi thận, người bệnh thường có một số triệu chứng như:
- Bị đái dắt, đau buốt, đái mủ tái phát nhiều lần và có thể đi ra sỏi
- Xuất hiện những cơn đau từng cơn. Mới đầu thì đau ở hai hố thắt lưng sau đó lan ra bụng, xuống bụng dưới, đùi hoặc kèm theo nôn hay trướng bụng
- Đi tiểu ra máu: Đây là biến chứng của sỏi thận – tiết niệu, hiện tượng sỏi khi đang di chuyển bên trong niệu quản gây xước, đau buốt và kèm theo đi tiểu ra máu.
Khi có dấu hiệu bệnh sỏi thận người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chẩn đoán điều trị kịp thời hiệu quả. Người bệnh không nên chủ quan với những dấu hiệu bệnh dẫn đến biến chứng nguy hiểm.