Giảm trí nhớ ngắn hạn là tình trạng rất phổ biến và có khả năng xảy ra ở mọi độ tuổi. Nguyên nhân gây bệnh thường liên quan đến chấn thương vùng đầu, căng thẳng kéo dài, mất ngủ hoặc lão hóa. Vì vậy, tìm hiểu các biện pháp phòng ngừa rất quan trọng để ngăn hệ lụy.
Menu xem nhanh:
1. Suy giảm trí nhớ là vấn đề nội thần kinh phổ biến
Giảm trí nhớ ngắn hạn là một vấn đề nội thần kinh phổ biến, gây cản trở trong quá trình làm việc, học tập và sinh hoạt hàng ngày của nhiều người. Tình trạng này không chỉ xảy ra ở người già mà có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi. Theo nghiên cứu, có tới 85% người trong độ tuổi dưới 50 đang gặp phải những vấn đề về trí nhớ. Trong đó, tỉ lệ người dưới 30 tuổi là khoảng 20 -30%. Các con số cho thấy rằng suy giảm trí nhớ đang có xu hướng trẻ hóa và có thể gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng.
2. Những nguyên nhân gây giảm trí nhớ ngắn hạn
Mất trí nhớ ngắn hạn có thể xảy ra do nhiều yếu tố. Trong đó quá trình lão hóa là nguyên nhân gây bệnh hàng đầu. Tuy nhiên, đây cũng có thể là hậu quả của chấn thương hoặc dấu hiệu nhận biết các bệnh trầm cảm, Alzheimer.
2.1. Căng thẳng, lo âu kéo dài
Các bộ phận trong cơ thể đều chịu ảnh hưởng bởi cảm xúc và tình trạng tâm lý. Căng thẳng và lo âu kéo dài có thể làm mất tập trung, suy giảm khả năng ghi nhớ ngắn hạn. Người làm việc và học tập trong một môi trường căng thẳng, hệ thần kinh phải đối mặt với một lượng lớn hormone như cortisol, ảnh hưởng đến khả năng tập trung và ghi nhớ.
Khi não bộ chịu quá nhiều áp lực, tâm trí người bệnh sễ bị phân tán và giảm sự chú ý, gây khó khăn trong việc ghi nhớ những thông tin mới.
2.2. Mất ngủ thường xuyên làm giảm trí nhớ ngắn hạn
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong quá trình ghi nhớ và lưu trữ thông tin. Khi bạn không ngủ đủ giấc, quá trình tạo và củng cố kết nối giữa các tế bào thần kinh bị ảnh hưởng, từ đó làm suy giảm khả năng ghi nhớ.
Hơn nữa, mất ngủ cũng có thể khiến khả năng tập trung và chú ý kém đi. Người mệt mỏi do thiếu ngủ thường khó tập trung làm một việc trong thời gian dài, khiến chất lượng công việc, học tập và cuộc sống sụt giảm.
2.3. Thiếu chất dinh dưỡng
Rất nhiều người thường không chú ý đến việc bổ sung chất dinh dưỡng cho não bộ. Các dưỡng chất cần thiết cho hoạt động não bao gồm chất béo omega-3, vitamin B12, axit folic, vitamin E và chất chống oxy hóa. Chất béo omega-3 là thành phần quan trọng trong cấu trúc não và màng tế bào thần kinh. Không bổ sung omega-3 có thể gây ra các vấn đề liên quan đến trí nhớ.
Vitamin B12 và axit folic cũng đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe não bộ. Thiếu hụt hai dưỡng chất này thường gây ra triệu chứng như mất trí nhớ, khó tập trung và mệt mỏi.
2.4. Chấn thương đầu gây giảm trí nhớ ngắn hạn
Chấn thương đầu có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến hệ thống thần kinh. Sau khi bị va chạm hoặc tai tạn, rất nhiều người thường có các triệu chứng như giảm khả năng ghi nhớ thông tin mới xảy ra.
Điều này này là do các tác động vật lý làm tổn thương não bộ, khiến quá trình ghi nhận và truyền tải thông tin bị gián đoạn.
Thông thường, những người bị giảm trí nhớ do tổn thương đầu chỉ có triệu chứng trong thời gian ngắn và có thể tự phục hồi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nghiêm trọng, chấn thương có thể khiến bệnh nhân suy giảm trí nhớ kéo dài hoặc vĩnh viễn. Vì vậy, nếu bị tai nạn khi làm việc hoặc tham gia giao thông ảnh hưởng đến vùng đầu, người bệnh nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa sớm để được đánh giá mức độ tổn thương và điều trị phù hợp.
2.5. Quá trình lão hóa
Lão hóa là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây giảm trí nhớ. Tuổi tác tăng lên, hạn chế quá trình cung cấp máu lên não, việc sản xuất tế bào mới bị ngưng lại, ảnh hưởng đến quá trình ghi nhận và chuyển tiếp thông tin.
2.6. Bệnh sa sút trí tuệ
Người bị sa sút trí tuệ (hay còn gọi là Alzheimer) thường có các triệu chứng như suy giảm trí nhớ và khả năng nhận thức. Bệnh nhân có thể quên các sự kiện gần đây, tên người thân, thông tin cơ bản và gặp khó khăn trong việc ghi nhớ thông tin mới.
Alzheimer là bệnh lý tiến triển dần theo thời gian và hầu như không có biện pháp điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, việc phát hiện sớm và điều trị thích hợp có thể giúp kiểm soát triệu chứng và tăng chất lượng cuộc sống của người bệnh.
2.7. Đột quỵ
Đột quỵ là tác nhân làm hỏng các mạch máu não, khiến suy giảm trí nhớ và nhận thức một cách nghiêm trọng. Sự tắc nghẽn trong dòng máu chảy vào não sẽ làm giảm lượng oxy và gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho não. Trên thực tế, mất trí nhớ ngắn hạn có thể là một dấu hiệu sớm của đột quỵ.
4. Cách phòng ngừa suy giảm trí nhớ
Để phòng ngừa suy giảm trí nhớ và duy trì sự khỏe mạnh của não bộ, người bệnh nên lưu ý những điều sau:
– Ăn nhiều rau, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt, các nguồn protein lành mạnh và chất béo không bão hòa.
– Tập thể dục đều đặn, ít nhất 150 phút mỗi tuần.
– Đảm bảo ngủ đủ và chất lượng, khoảng 7-8 giờ mỗi đêm.
– Thực hiện các hoạt động nâng cao khả năng ghi nhớ như đọc sách, giải các câu đố, chơi trò chơi giúp kích thích hoạt động não bộ.
– Giảm áp lực và căng thẳng, giữ tinh thần tích cực và tâm trạng thoải mái.
– Hạn chế tiếp xúc với các chất gây nghiện như thuốc lá, rượu và các chất kích thích.
– Kiểm soát các yếu tố làm nguy cơ gây bệnh như tiểu đường, tăng huyết áp và béo phì.
– Bảo vệ não khỏi chấn thương bằng cách đội mũ bảo hiểm khi tham gia các hoạt động thể thao và tham gia giao thông.
– Tránh các hoạt động có khả năng cao gây chấn thương đầu.
Tóm lại, giảm trí nhớ ngắn hạn có thể gây sa sút trí tuệ hoặc mất trí nhớ vĩnh viễn. Do đó, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị sớm, kiểm soát triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống và ngăn những biến chứng nghiêm trọng hơn.