Nguyên nhân dẫn đến mất ngủ và các hệ lụy phía sau

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Văn Doanh

Trưởng khoa Khám bệnh

Giấc ngủ vô cùng quan trọng đối với con người, giúp não bộ có thời gian nghỉ ngơi sau một ngày dài hoạt động. Nếu não bộ phải làm việc cả ngày và không được nghỉ ngơi sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới cả tinh thần và thể chất. Bài viết sau sẽ chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến mất ngủ và hệ lụy do mất ngủ gây ra mà chúng ta cần chú ý.

1. Tìm hiểu về khái niệm “bệnh mất ngủ”

Mất ngủ là gì? Mất ngủ kinh niên chỉ xuất hiện ở người lớn tuổi? Đầu tiên chúng ta cần làm rõ một số vấn đề từ hai câu hỏi này.

Mất ngủ được xem là một dạng rối loạn giấc ngủ, biểu hiện phổ biến ở nhiều dạng như: khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu, dậy sớm dù ngủ chưa đủ giấc và thời gian, khi tỉnh giấc khó có thể quay lại ngủ tiếp, cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy…. Người bị mất ngủ sẽ luôn trong trạng thái mệt mỏi, uể oải gây ảnh hưởng không tốt tới công việc.

Với một người trưởng thành, một ngày cần ngủ từ 7 – 8 tiếng và phải đảm bảo cả về chất lượng giấc ngủ, ngủ sâu và cảm thấy dễ chịu sau khi thức dậy.

Mất ngủ nếu để kéo dài và không điều trị kịp thời sẽ trở thành mất ngủ kinh niên và gây ra rất nhiều hệ lụy nguy hiểm. Tình trạng này không chỉ xuất hiện ở người lớn tuổi mà ngay cả ở người trẻ tuổi cũng có. Vì vậy chúng ta cần tìm hiểu sâu về những nguyên nhân gây ra mất ngủ để có thể kịp thời thay đổi.

2. Nguyên nhân gây ra mất ngủ

2.1. Mất ngủ do bệnh lý

Bên cạnh các tác động từ thói quen sinh hoạt, điều kiện môi trường…, các bệnh lý vốn có trong cơ thể là một nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng khó ngủ, mất ngủ kéo dài.

– Các bệnh lý mạn tính như: Tiểu đường, viêm khớp, bệnh dạ dày…. thường khiến người mắc có các biểu hiện khó chịu và dai dẳng, đặc biệt về đêm. Từ đó tác động xấu tới chất lượng giấc ngủ, gây mất ngủ, ngủ kém.

– Các bệnh về hệ tiêu hóa: Một số bệnh như đau dạ dày, đại tràng,…. triệu chứng bệnh thường xuất hiện các cơn đau, khó chịu buồn nôn… gây ra tình trạng mệt mỏi và khó ngủ sâu giấc

– Các bệnh về xương khớp: Thoái hóa đốt sống cổ, lưng; vôi hóa cột sống;… thường khiến người bệnh đau nhức khó chịu, đặc biệt khi giao mùa hay về đêm.

– Bệnh về hô hấp: Viêm phế quản, trào ngược dạ dày thực quản… khiến bệnh nhân có các cơn ho kéo dài có thể làm hụt hơi gây cảm giác khó chịu, không thể ngủ sâu giấc.

2.2. Sử dụng các thiết bị công nghệ trước khi ngủ

Nội tiết tố Melatonin giúp điều hòa giấc ngủ thường rất nhạy cảm với ánh sáng. Vì vậy việc sử dụng điện thoại, ipad, laptop quá lâu vào sát giờ ngủ sẽ khiến não bộ nhầm tưởng đó là ánh sáng ban ngày. Từ đó làm cơ thể không thể sản xuất ra Melatonin gây ra tình trạng mất ngủ.

Nguyên nhân dẫn đến mất ngủ do sử dụng điện thoại quá lâu trước khi ngủ

Thói quen sử dụng điện thoại, ipad,… trước khi đi ngủ cũng dễ gây ngủ kém

Sử dụng các thiết bị điện thoại, máy tính… chúng ta thường cho rằng để xả stress hay giúp bớt căng thẳng sau một ngày làm việc. Tuy nhiên hệ lụy từ việc này khiến não bộ phải tập trung và gây căng thẳng dẫn tới việc khó đi vào giấc ngủ. Vì vậy việc đọc tin tức, xem các video,… trước giờ đi ngủ không phải một lựa chọn hợp lý. Đây được xem như một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới mất ngủ chủ yếu ở người trẻ hiện nay.

2.3. Áp lực, căng thẳng: Nguyên nhân dẫn đến mất ngủ thường xuyên

Các vấn đề xoay quanh cuộc sống, công việc, tiền bạc…. có thể khiến não bộ của chúng ta luôn trong trạng thái hoạt động liên tục dẫn tới việc mất ngủ vào buổi tối. Đặc biệt, khi phải trải qua căng thẳng, stress trong một thời gian dài dễ gây khó chịu, cáu gắt, kích động đôi khi mất tập trung. Những cảm xúc đó dần dần tích tụ lại và vô tình tạo lên một áp lực lớn đến hệ thần kinh và dẫn tới tình trạng mất ngủ liên tục vào buổi tối.

Quá nhiều áp lực trong cuộc sống dễ gây stress, ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ

Quá nhiều áp lực trong cuộc sống dễ gây stress, ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ

2.4. Nguyên nhân dẫn đến mất ngủ do lạm dụng chất Caffeine

Caffeine sẽ giúp tinh thần của người dùng được tỉnh táo và có nhiều tác dụng khác cho sức khỏe. Tuy nhiên chất này là một trong những nguyên nhân gây gián đoạn giấc ngủ hay cồn cào bụng. Đặc biệt một số bạn ít khi sử dụng và nhạy cảm với chất này có thể dẫn tới tình trạng căng thẳng, lo âu, khó chịu sau khi sử dụng

Việc sử dụng thường xuyên các loại nước này tạo cảm giác tỉnh táo sảng khoái khi sử dụng nhưng lại khiến mất ngủ vào buổi tối.

Các đồ uống chứa caffeine - một trong những nguyên nhân dẫn đến mất ngủ

Cafe, trà sữa…. chứa hàm lượng caffein ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ

2.5. Điều kiện phòng ngủ và giường ngủ

Một trong những nguyên nhân dẫn đến mất ngủ có thể do phòng ngủ. Một căn phòng sạch, thoáng mát sẽ giúp giảm nhiệt độ trong cơ thể một cách tự nhiên khi bạn đang ngủ. Nếu căn phòng bí bách không có cửa sổ để thoát khí từ đó khiến cơ thể khó hạ nhiệt và khó đi vào giấc ngủ. Ánh sáng trong phòng cũng ảnh hưởng tới giấc ngủ và chất lượng giấc ngủ, quá sáng sẽ làm giảm khả năng tiết melatonin làm bạn khó ngủ. Một căn phòng tối giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.

Với một số người, giường ngủ sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới giấc ngủ của họ. Giường quá cứng hoặc quá mềm, không thoải mái và khó đi vào giấc ngủ.

2.6. Một số nguyên nhân khác dẫn tới mất ngủ

Mất ngủ có thể do một số nguyên nhân phát sinh bất chợt khác như: chế độ ăn hàng ngày, do sử dụng thuốc, do một số bệnh gây ra, ít vận động ban ngày, tuổi tác…

– Chế độ ăn uống: Thường xuyên và ăn nhiều đồ ăn nhanh, đồ ăn dầu mỡ, chứa nhiều chất béo gây đầy bụng khó tiêu dẫn tới khó ngủ vào buổi tối. Ăn hoặc uống quá nhiều trước khi đi ngủ.

– Lười thể dục, vận độn: Khi bạn chỉ ngồi một chỗ trước máy tính cả ngày và không đi lại vận động có thể khiến căng cơ, khó chịu vùng đốt sống cổ, lưng. Việc lười vận động có thể dễ ngủ trưa nhưng sẽ ảnh hưởng tới giấc ngủ tối.

– Tuổi tác: Người lớn tuổi thường mệt vào buổi tối tuy nhiên lại khó ngủ và dễ bị đánh thức bởi những tiếng động nhẹ. Khi càng mệt sớm vào buổi tối dẫn tới dậy rất sớm vào buổi sáng.

3. Những hệ lụy nghiêm trọng của mất ngủ kéo dài

Mất ngủ triền miên làm người bệnh luôn trong trạng thái căng thẳng, điều này sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy nguy hiểm phía sau mà người bệnh không ngờ tới như:

– Rối loạn tâm lý: Mất ngủ lâu khiến người bệnh dễ cáu gắt, ở người trẻ còn có thể bị trầm cảm.

– Tai nạn giao thông: Khi không đủ tỉnh táo việc tham gia giao thông với người bệnh này là vô cùng nguy hiểm.

– Suy giảm trí nhớ: Khi bộ não không có đủ thời gian nghỉ ngơi có thể dẫn tới giảm năng suất làm việc, lúc nhớ lúc quên,….

– Lão hóa sớm: Đây là một trong những hệ lụy mà chị em phụ nữ rất sợ và không hề mong muốn. Mất ngủ kéo dài làm người mắc dễ dàng xuất hiện các dấu hiệu về lão hóa đặc biệt là trên da, da bị thiếu nước, bị sạm và thiếu sức sống.

– Nguy cơ vô sinh cao: Một trong những hệ lụy nguy hiểm hiện nay trong giới trẻ. Khi mất ngủ, mất ngủ thường xuyên có thể ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình giải phóng hóc môn kích rụng trứng ở nữ giới. Còn nam giới thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng tinh trùng

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital