Người bị tai biến có thể phục hồi không và trong bao lâu?

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Văn Doanh

Trưởng khoa Khám bệnh

Tai biến mạch máu não là một biến cố rất nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao. Tuy nhiên nếu được cấp cứu kịp thời, người bệnh vẫn có thể sống sót. Sau tai biến rất nhiều người bệnh cũng như người thân của họ thắc mắc bị tai biến có thể phục hồi không? Cùng tìm câu trả lời qua bài biết sau đây.

1. Tai biến mạch máu não – Thoát khỏi “cửa tử” nào đã xong?

Bệnh tai biến mạch máu não còn có tên gọi khác là đột quỵ, xảy ra khi lượng máu lên não giảm đột ngột. Tình trạng thiếu máu cục bộ (nhồi máu não) hay máu tràn vào nhu mô não (xuất huyết não) có thể gây những tổn thương nghiêm trọng, gây chết một phần toàn toàn bộ não. Từ đó hoạt động của não và các cơ quan chịu sự chi phối, điều khiển của não đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. 

Bệnh nhân có nguy cơ tử vong rất cao nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời trong thời gian 3-6 tiếng đầu kể từ khi tai biến xảy ra. Thực tế, rất nhiều người bị tai biến đã không thể qua khỏi chỉ vì chậm trễ trong việc cấp cứu. Đáng nói, tỷ lệ người tử vong do tai biến đang có dấu hiệu gia tăng.

Ngay cả khi được cứu sống, bệnh nhân cũng dễ phải đối mặt với rất nhiều di chứng. Và việc có phục hồi được hay không còn phụ thuộc vào mức độ tổn thương của não sau cơn tai biến, các biện pháp chăm sóc và phục hồi đối với người bệnh.

Tuy nhiên, dù bị tai biến ở mức độ nào đi chăng nữa, bạn cũng không thể chủ quan, mà cần tích cực điều trị phục hồi. Thời gian phục hồi cũng không giống nhau ở mỗi người và rất cần sự chủ động của người bệnh cũng như người thân. 

Bị tai biến có nguy hiểm không?

Khi tai biến xảy ra, người bệnh phải đối mặt với nguy cơ tử vong cao cùng những biến chứng sau biến cố.

2. Các di chứng sau tai biến

Sau cơn tai biến, tùy vào vùng não bị ảnh hưởng mà người bệnh có thể gặp phải một số di chứng như:

– Liệt vận động: Xảy ra ở 92% bệnh nhân bị tai biến. Bệnh nhân bị liệt hoặc giảm vận động vùng tay, chân, mặt, gặp khó khăn trong việc giữ thăng bằng, dáng đi bất thường. Tình trạng này khiến người người bệnh di chuyển hạn chế, dễ vấp ngã, thậm chí nhiều người phải nằm liệt một chỗ, gây bí bách cho người bệnh và trở thành gánh nặng cho người nhà. 

– Rối loạn khả năng ngôn ngữ: Người bệnh nói ú ớ, khó nghe khiến người khác không thể hiểu được họ đang nói gì. Điều này khiến người bệnh gặp khó khăn trong giao tiếp, dễ có cảm giác cô đơn.

Suy giảm trí nhớ, nhận thức: Sau cơn tai biến, bệnh nhân thường xuyên rơi vào trạng thái nhớ nhớ quên quên, lú lẫn,… Người bệnh mất đi khả năng tập trung, thậm chí thay đổi tâm trạng, dễ cáu gắt, nóng nảy, không thể kiểm soát hành vi…. 

Tùy vào mức độ ảnh hưởng của tai biến mà khả năng phục hồi của mỗi người bệnh rất khác nhau. Chính các bác sĩ cũng không có câu trả lời chính xác về khoảng thời gian phục hồi của những người bệnh này. 

Các di chứng khi bị tai biến

Giảm khả năng vận động là tình trạng khá phổ biến và khó phục hồi ở những người bệnh sau tai biến.

3. Các đối tượng có nguy cơ bị tai biến mạch máu não cao

Trên thực tế, tai biến có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và giới tính nhưng thường gặp hơn cả ở những đối tượng sau:

– Người bị rối loạn mỡ máu

– Người nghiện thuốc lá

– Người thừa cân béo phì

– Người có tiền sử mắc bệnh tiểu đường

4. Những lưu ý khi chăm sóc giúp người bệnh tai biến nhanh phục hồi

Yếu tố chăm sóc rất quan trọng đối với quá trình phục hồi của người bệnh sau khi bị tai biến. Một số lưu ý khi chăm sóc sau đây có thể giúp người bệnh tai biến nhanh phục hồi hơn:

4.1 Thời gian “vàng” giúp người bị tai biến phục hồi

Khoảng 3 – 4 tháng đầu tiên sai bị đột quỵ được cho là thời gian “vàng” để người bệnh phục hồi sức khỏe. Cần tận dụng khoảng thời gian này để chăm sóc, có thể kết hợp sử dụng thuốc điều trị và các phương pháp vật lý trị liệu để giúp thuyên giảm các biến chứng, phục hồi chức năng của các cơ quan một cách tốt nhất. 

Thời gian phục hồi của mỗi người là khác nhau, có những người mất 3 – 4 tháng để phục hồi nhưng có những người mất 1 – 2 năm, thậm chí lâu hơn để có thể hồi phục hoàn toàn. Chính vì thế, không cần quá lo lắng nếu người bệnh bình phục chậm hơn so với những người khác. 

Chăm sóc người bệnh tai biến như thế nào?

Nên tận dụng 3-4 tháng đầu để giúp bệnh nhân tai biến có thể phục hồi hoàn toàn.

4.2 Tinh thần lạc quan rất quan trọng đối với người bị tai biến

Chán nản với tình trạng bệnh của mình, những suy nghĩ tiêu cực cho rằng mình là gánh nặng của gia đình dễ khiến người bệnh trở nên bí bách, hay cáu gắt, tâm trạng thất thường và dễ dẫn tới trầm cảm. Rối loạn tâm lý này có thể ảnh hưởng ít nhiều tới kết quả phục hồi của người bệnh.

Tóm lại, khả năng phục hồi của mỗi người bệnh tai biến là khác nhau. Tuân thủ phác đồ điều trị phục hồi và chăm sóc tích cực, chủ động là nguyên tắc quan trọng giúp người bệnh tai biến sớm phục hồi. Để tránh cơn tai biến xảy ra, hãy luôn chú ý việc thăm khám và chăm sóc giúp hệ thần kinh, não bộ khỏe mạnh và dự phòng các yếu tố nguy cơ. 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital