Người bị bệnh suy thận uống thuốc gì để có hiệu quả tốt?

Tham vấn bác sĩ
Thầy Thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII

Phạm Huy Huyên

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, Phụ trách Ngoại thận tiết niệu

Suy thận uống thuốc gì để có hiệu quả đang là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi đây là một bệnh lý nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, đúng cách sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm và đe dọa đến tính mạng.

1. Bệnh lý suy thận là gì?

Suy thận là tình trạng suy giảm chức năng của thận xảy ra dưới sự tác động của nhiều yếu tố. Điều này khiến thận mất dần khả năng lọc máu, bài tiết chất thải và lượng dịch thừa từ trong cơ thể ra ngoài.

Bệnh suy thận diễn ra một cách âm thầm và kéo dài trong nhiều tháng. Người bệnh chỉ có thể phát hiện khi thận đã bị tổn thương ở mức khá nghiêm trọng.

Dựa vào thời gian mắc bệnh, người ta thường chia làm hai nhóm là suy thận cấp và bệnh thận mạn. Suy thận cấp diễn ra trong vài ngày. Bệnh có thể hồi phục hoàn toàn hoặc một phần chức năng của thận sau khi có phương pháp điều trị thích hợp. Suy thận mạn tuy tiến triển chậm nhưng mức độ nguy hiểm tăng dần theo từng giai đoạn. Cuối cùng buộc phải can thiệp bằng lọc máu hoặc thay thế thận.

Suy thận uống thuốc gì hiệu quả nhanh?

Suy thận uống thuốc gì hiệu quả nhanh là thắc mắc của nhiều người bệnh.

2. Ưu nhược điểm của thuốc chữa suy thận

Thuốc được xem là giải pháp hữu ích được nhiều người bệnh áp dụng bởi tính tiện dụng và hiệu quả tương đối tốt.

2.1. Ưu điểm:

  • Hiệu quả nhanh: giảm đau nhanh chóng những cơn đau do suy thận cấp gây ra.
  • Xuất xứ nguồn gốc rõ ràng: Những loại thuốc được bán trên thị trường đều đã phải trải qua quá trình nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng nghiêm ngặt.
  • Được kiểm định và công nhận của Bộ Y tế: thuốc điều trị suy thận đang được bán trên thị trường đã được cấp phép của Bộ Y tế Việt Nam. Thuốc đạt tiêu chuẩn an toàn. Người bệnh có thể sử dụng theo đúng chỉ định và kê đơn của bác sĩ điều trị.

2.2. Nhược điểm:

Bệnh có thể bị tái phát lại sau một thời gian ngừng sử dụng thuốc bởi hiện tượng kháng thuốc. Nếu người bệnh tiếp tục muốn dùng thuốc để điều trị thì cần đổi sang loại thuốc khác để có hiệu quả hơn.

  • Có thể xảy ra các tác dụng phụ: một vài trường hợp người bệnh có thể bị dị ứng với thành phần của thuốc hoặc bị kháng thuốc. Những tác dụng phụ có thể gặp phải như ngộ độc, dị ứng, sốc thuốc, mất cân bằng hệ vi khuẩn…
  • Gây ra những biến chứng khác của bệnh suy thận: một số loại thuốc được kê nhằm điều trị các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên sau một thời gian sử dụng không còn hiệu quả có thể gây những biến chứng nặng hơn cho bệnh thận. Lúc này, người bệnh cần làm các xét nghiệm chẩn đoán để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

3. Bênh suy thận uống thuốc gì?

Suy thận uống thuốc gì hiệu quả? Theo các chuyên gia, bệnh suy thận không có thuốc điều trị riêng biệt mà chỉ có thuốc điều trị các triệu chứng của bệnh. Khi các triệu chứng được thuyên giảm hoặc mất đi. Các chỉ số xét nghiệm trở lại mức bình thường. Lúc này thận quay trở lại hoạt động tốt. Một số loại thuốc thường được chỉ định cho bệnh suy thận:

3.1.Thuốc hạ mỡ máu:

Những người mắc bệnh suy thận mãn tính, nồng độ cholesterol máu thường rất cao. Điều này làm ảnh hưởng đến tim mạch và gây nên nhiều bệnh lý khác. Do đó, khi chỉ số Cholesterol cao bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh nhóm thuốc Statin để giảm nồng độ Cholesterol xấu trong cơ thể.

Công dụng: Nhóm thuốc Statin (gồm simvastatin, Lovastatin, Pravastatin, Fluvastatin, Atorvastatin, Rosuvastatin) là nhóm thuốc giúp hạ Cholesterol về mức cân bằng, góp phần vào việc điều trị bệnh suy thận cấp, suy thận mạn và suy tuyến thượng thận. Các Statin ức chế men khử HMG-CoA, không tạo ra cholesterol ở gan và làm giảm cholesterol trong máu. Bên cạnh đó thuốc còn có tác dụng làm tăng số lượng thụ thể của LDL-cholesterol (cholesterol xấu) nhằm tăng sự thoái hóa và làm giảm cholesterol xấu này xuống mức thấp nhất. Đồng thời, các statin cũng làm tăng HDL-cholesterol (loại cholesterol có lợi cho cơ thể).

Ngoài ra, nhóm thuốc statin còn có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa và làm giảm nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch.

Liều dùng: Tùy từng loại thuốc và từng tình trạng sức khỏe người bệnh khác nhau sẽ có liều lượng dùng khác nhau. Do đó cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để có hiệu quả điều trị tốt.

Lưu ý: thông tin về cách điều trị đưa ra chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng khi không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

3.2. Thuốc hạ huyết áp:

Huyết áp cao không chỉ là dấu hiệu, nguyên nhân mà còn là hậu quả của bệnh suy thận. Để ổn định huyết áp cho người bệnh, bác sĩ sẽ kê cho nhóm Angiotensin II hoặc nhóm thuốc ức chế men chuyển. Mục đích nhằm ức chế hormone Angiotensin II – nguyên nhân gây nên tình trạng tăng huyết áp. Những loại thuốc này giúp cân bằng huyết áp và tăng chức năng hoạt động của thận.

Nhóm thuốc Angiotensin II (ARB) gồm một số loại thuốc khác nhau như Candesartan, Losartan, Azilsartan, Irbesartan, Eprosartan, Olmesartan, Valsartan. Căn cứ theo tình trạng sức khỏe của người bệnh mà sẽ được kê đơn phù hợp nhất.

Ngoài ra thuốc còn hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường, giúp cho quá trình chuyển hóa năng lượng và làm chậm quá trình phát triển của bệnh suy thận giai đoạn cuối.

Thuốc sử dụng đơn lẻ hoặc được kê chung với một số nhóm thuốc khác. Thuốc có thể uống trước hoặc sau khi ăn theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh cần sử dụng đúng hướng dẫn, đúng liệu trình. Sau đó tái khám để có phương án điều trị tiếp theo.

Nhóm thuốc Angiotensin II giúp người bệnh cân bằng huyết áp và tăng chức năng hoạt động của thận

Nhóm thuốc Angiotensin II giúp người bệnh cân bằng huyết áp và tăng chức năng hoạt động của thận

Lưu ý: thông tin về cách điều trị đưa ra chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng khi không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

3.3. Thuốc cải thiện tình trạng thiếu máu:

Những người bị suy thận cơ thể luôn trong tình trạng bị thiếu máu. Erythropoietin Hormone là loại thuốc thích hợp nhất để kích thích cơ thể sản sinh ra các tế bào hồng cầu, cải thiện tình trạng thiếu máu và ngăn chặn sự phát triển của bệnh suy thận. Ngoài ra, thuốc sắt cũng được chỉ định trong trường hợp này.

Sử dụng Erythropoietin phụ thuộc vào tình trạng bệnh. Với người suy thận mãn tính, liều dùng ban đầu từ 50-1000 đơn vị/kg thể trọng; dùng liên tục 3 lần/tuần. Sau khoảng 8 tuần, nếu tình trạng thiếu máu được cải thiện sẽ giữ nguyên liều lượng. Nếu không sẽ tăng lên 5% lượng ban đầu. Với người bị thiếu máu trong giai đoạn cuối, tiêm tĩnh mạch từ 3-500 đơn vị/kg thể trọng; tiêm 3 lần/tuần. Sau đó căn cứ theo tình trạng người bệnh mà tăng hoặc giảm liều. Với người đang lọc máu sẽ được dùng sau 12 giờ khi chạy thận nhân tạo.

Lưu ý: thông tin về cách điều trị đưa ra chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng khi không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

3.4. Thuốc làm giảm ứ đọng dịch:

Thận suy yếu khiến khả năng lọc và đào thải ra bên ngoài dần kém đi. Thay vào đó những chất này sẽ bị tích tụ trong cơ thể ở tay, hai chân. Các loại thuốc lợi tiểu như Furosemide sẽ được chỉ đinh khi này. Thuốc giúp cơ thể lợi tiểu, đi tiểu nhiều hơn, giúp hỗ trợ đào thải lượng độc tố tích tụ trong cơ thể ra ngoài. Ngoài ra thuốc còn có tác dụng trong việc hạ huyết áp, ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh đau tim do suy thận gây ra.

Thuốc dùng theo đường uống. Liều lượng được xác định dựa trên tình trạng sức khỏe của người bệnh.

Lưu ý: thông tin về cách điều trị đưa ra chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng khi không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

4. Những lưu ý khi sử dụng thuốc chữa bệnh suy thận

Trong quá trình sử dụng thuốc, để tránh gây tác dụng phụ hoặc bệnh đã thuyên giảm nhưng tái phát lại, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

Suy thận uống thuốc gì cần căn cứ theo chỉ định của bác sĩ để điều trị bệnh đạt kết quả tốt

Suy thận uống thuốc gì cần căn cứ theo chỉ định của bác sĩ để điều trị bệnh đạt kết quả tốt.

Những loại thuốc nêu trên không có tác dụng điều trị bệnh mà chỉ điều trị trị các triệu chứng của bệnh. Vì vậy khi người bệnh không nên phụ thuộc vào thuốc mà cần đi khám sức khỏe định kỳ để được bác sĩ hướng dẫn cụ thể, chi tiết.

Người bệnh cần uống đúng hướng dẫn, uống đủ liệu trình. Tuyệt đối không bỏ liều hay quên liều. Bởi điều này có thể gây kháng thuốc và không có tác dụng như mong muốn.

Người bệnh tuyệt đối không được tự ý tăng hoặc giảm liều lượng sử dụng thuốc. Điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình tác dụng của thuốc.

Nếu trong quá trình uống thuốc, người bệnh gặp các tác dụng phụ không mong muốn hoặc biến chứng cần ngừng sử dụng và đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra.

Tái khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ để có phương án điều trị phù hợp nhất.

Trên đây là một số thông tin tham khảo về suy thận uống thuốc gì và những vấn đề người bệnh cần biết. Hi vọng qua đây giúp người bệnh hiểu hơn về vấn đề này cũng như biết cách chăm sóc sức khỏe bản thân. Từ đó giúp quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt hơn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital