Ngừa mất trí nhớ với 5 việc làm đơn giản

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Văn Doanh

Trưởng khoa Khám bệnh

Mất trí nhớ là nỗi ám ảnh của rất nhiều người, đặc biệt là những người cao tuổi. Suy giảm trí nhớ có thể là hệ quả của quá trình lão hóa, cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác gây ra. Có rất nhiều cách có thể giúp phòng ngừa mất trí nhớ ở người cao tuổi, mời bạn tham khảo trong bài viết sau đây. 

1. Nguyên nhân gây mất trí nhớ ở người cao tuổi

Để phòng tránh suy giảm trí nhớ, cần phải hiểu được nguyên nhân gây ra tình trạng này. Các nguyên nhân phổ biến nhất gây suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi gồm:

1.1 Tuổi tác

Lão hóa là nguyên nhân chủ yếu gây giảm trí nhớ ở người già, cả ngắn hạn và dài hạn. Sau tuổi 50, sự sụt giảm nhanh chóng của chất dẫn truyền thần kinh Acetylcholine cùng với sự oxy hoá tế bào não có thể gây ảnh hưởng đến trí nhớ, gây suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ ở người già.

Khi già, thùy não của con người có tình trạng thoái hóa, teo lại. Điều này cũng khiến người bệnh giảm khả năng ghi nhớ, ra quyết định và tập trung.

1.2 Các bệnh lý

Một số bệnh lý thường gặp ở người già có thể là nguyên nhân gây nên chứng lú lẫn, hay quên như:

Rối loạn tiền đình

– Thiếu máu, thiểu năng tuần hoàn não

– Bệnh Alzheimer

– Tai biến mạch máu não (đột quỵ não)

– Động kinh

Nguyên nhân gây mất trí nhớ ở người già

Mất trí nhớ ở người già do nhiều nguyên nhân gây ra như tuổi tác, các bệnh lý, sự thiếu hụt dinh dưỡng,…

1.3 Chấn thương

Chấn thương sọ não, tụ máu não sau tai nạn giao thông, tai nạn lao động có thể khiến não bị tổn thương và khiến người già bị mất trí nhớ tạm thời hoặc lâu dài.

1.4 Thiếu dinh dưỡng

Người già thường ăn uống kém, không bổ sung đầy đủ các dưỡng chất. Sự thiếu hụt này cũng có thể xảy ra từ khi người bệnh còn trẻ nhưng đến khi tuổi đã cao thì ảnh hưởng của nó mới rõ nét. Các dưỡng chất có liên quan đến việc duy trì và củng cố trí nhớ. Các nghiên cứu chỉ ra những người có lượng vitamin B12 trong não thấp có nguy cơ giảm trọng lượng não bộ gấp hơn 6 lần so với những người bổ sung đủ vitamin B12. Bên cạnh đó, vitamin B9 (Folate) cũng có vai trò quan trọng đối với hoạt động của não.

1.5 Căng thẳng

Tình trạng căng thẳng thường xuyên hoặc kích động có thể làm gia tăng sản sinh các hormone adrenalin và cortisol có hại cho chức năng não, ảnh hưởng xấu đến khả năng tập trung. Những căng thẳng chủ yếu của người già xuất phát từ sự lo lắng về bệnh tật của bản thân, lo lắng cho con cái,…

2. 5 cách ngăn ngừa mất, giảm trí nhớ ở người cao tuổi

2.1 Đọc sách mỗi ngày giúp ngăn ngừa mất trí nhớ hiệu quả

Việc đọc sách mỗi ngày có thể giúp não bộ luôn được kích thích, nhờ đó, giúp làm giảm tốc độ lão hóa và ngăn ngừa tình trạng giảm sút trí nhớ. Các nghiên cứu cho thấy những cuốn sách về tư duy rất hữu hiệu trong việc ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh Alzheimer. Đọc sách cũng được coi là một cách thư giãn hiệu quả, giúp giảm stress, xóa tan căng thẳng mệt mỏi – một trong những yếu tố khiến trí nhớ giảm sút.

Bên cạnh việc đọc, các hoạt động khác như viết, giải câu đố,… cũng giúp đẩy lùi tốc độ giảm trí nhớ ở người cao tuổi.

5 việc đơn giản giúp ngăn ngừa mất trí nhớ

Đọc sách là cách giúp bộ não luôn vận động, nhờ đó ngừa suy giảm trí nhớ hiệu quả

2.4 Tránh căng thẳng

Để phòng ngừa mất ký ức, việc giữ tinh thần thoải mái, lạc quan rất quan trọng, giúp duy trì ổn định việc thực hiện tốt các chức năng của não bộ. Người cao tuổi nên bình tĩnh đối mặt với các loại bệnh tật và thư giãn bằng các biện pháp như massage, nghe nhạc cổ điển. Ngoài ra, có thể tham gia các hội nhóm để giao lưu, kết bạn để giúp tinh thần thoải mái hơn.

2.3 Ngăn mất trí nhớ bằng cách tăng cường vận động thể lực

Các hoạt động thể lực mỗi ngày sẽ giúp nâng cao đề kháng cho cơ thể nói chung, tăng tính dẻo dai và phòng ngừa bệnh tật hiệu quả. Việc vận động đặc biệt có ích cho não bộ khi giúp cải thiện tuần hoàn máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch gây tắc nghẽn. Các hoạt động thể lực phù hợp với người già như đi bộ nhẹ nhàng, thiền, dưỡng sinh…

Cách ngăn ngừa suy giảm trí nhớ khi về nhà

Tập luyện sớm, chăm chỉ, tích cực sẽ giúp bạn có sức khỏe dẻo dai, giảm các vấn đề về trí nhớ khi về già

2.4 Ăn nhiều trái cây

Ăn nhiều trái cây và rau củ (khoảng 500gr/ngày), đặc biệt tốt đối với những người ở độ tuổi trung niên. Việc này sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh sa sút trí tuệ, suy giảm trí nhớ trong 30 năm sau đó. Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế những thực phẩm chế biến nhiều dầu mỡ, hạn chế tinh bột, đồ ngọt, chocolate và thịt đỏ.

1.5 Bổ sung vitamin B12, B9

Có rất nhiều thực phẩm chứa vitamin B12, B9 mà bạn có thể bổ sung hàng ngày. Vitamin B12 có nhiều trong thịt (đặc biệt là gan), cá, sò, trứng, sữa chua và ngũ cốc. Vitamin B9 có nhiều trong gan, các loại rau có màu xanh đậm, súp lơ xanh, các loại đỗ.

Hi vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích về bệnh mất trí nhớ và các phòng ngừa đơn giản, hiệu quả. Khi có các dấu hiệu suy giảm trí nhớ, bạn cần đi khám chuyên khoa Nội thần kinh để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc có thắc mắc cần giải đáp về, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 1900 55 88 92 hoặc 0936 388 288.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital