Ngồi thiền sai cách: “Điểm mặt” một số tác hại

Thiền đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và tinh thần của con người, tuy nhiên nếu thực hiện không đúng cách, tình trạng “lợi bất cập hại” diễn ra. Bài viết này cùng bạn tìm hiểu những tác hại khi ngồi thiền sai cách. 

1. Một số tác hại của thiền không đúng cách là gì?

1.1. Ngồi thiền sai cách khiến tăng ảo tưởng và thay đổi nhận thức giác quan

Rất nhiều người sử dụng phương pháp thiền để tăng cường sự lạc quan, sức khỏe và sự tích cực trong cuộc sống của họ. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu năm 2017, có tới gần 50% người tham gia gặp phải mâu thuẫn trong tư tưởng, ngoài ra một số ít trong đó nhận thấy những ảo giác vô hình giống như một dạng bệnh tâm thần phân liệt. Ngoài ra, một vài người trong đó phát hiện ra rằng khả năng hoàn thành công việc và kiểm soát bản thân đã suy giảm. Điều này có thể là những biểu hiện khi bạn ngồi thiền sai cách, đầu óc không thực sự được thả lỏng mà bị cuốn theo những suy nghĩ khác.

Bên cạnh đó, một số báo cáo cho thấy những người ngồi thiền quá lâu có độ nhạy cảm với ánh sáng và tiếng ồn cao hơn.

Bởi những tác động tiêu cực trên, các chuyên gia đưa ra những lời khuyên cho người thiền: có thể mở nhạc nhẹ để tĩnh tâm trong quá trình thiền. Ngoài ra cần điều chỉnh nhịp thở đều, giữ cho tư tưởng không hướng đến bất kỳ suy nghĩ nào. Nhịp thở đều cũng là cách để bạn cảm thấy dễ chịu hơn, thả lỏng hoàn toàn và có thể đạt được hiệu quả mà thiền đem lại.

Ngồi thiền sai cách có tác hại gì?

Ngồi thiền không đúng cách có thể dẫn đến nhiều tác hại

1.2. Ngồi thiền sai cách có thể khiến bạn đánh mất động lực làm việc

Ngồi thiền sai cách – lạm dụng thiền có thể khiến bạn trì hoãn và không muốn làm việc. Theo một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2017, thiền sai cách hay lạm dụng thiền có thể dẫn đến những triệu chứng của bệnh trầm cảm, khiến bạn mất hứng thú với các hoạt động mà trước đây bạn thích.

Nếu cảm thấy rằng việc thiền dẫn đến một số biểu hiện chán nản hay mất động lực, bạn nên ngừng lại và điều chỉnh thời gian thiền hợp lý hơn. Khoảng thời gian tập cần được cân đối và tăng dần tùy vào đặc điểm của từng người, tránh áp dụng máy móc quá trình thiền của người khác vào bản thân.

Ngoài ra, trong đời sống hàng ngày, bạn nên tham gia thêm các hoạt động thể chất khác để cân bằng và cải thiện sức khỏe.

1.3. Ngồi thiền sai tư thế quá lâu ảnh hưởng đến sức khỏe

Một số người ngồi thiền với tư thế không phù hợp với thể trạng sức khỏe của họ. Điều này dẫn đến những thay đổi tiêu cực như đau lưng, nhức các bộ phận, mệt mỏi, đau đầu,..

Cẩn trọng vì ngồi thiền sai cách có thể dẫn đến đau lưng

Cẩn trọng vì ngồi thiền sai cách có thể dẫn đến đau lưng

Các chuyên gia khuyến cáo người thiền hãy lựa chọn các tư thế phù hợp cho bản thân, đặc biệt khi ngồi thiền, cần giữ cột sống thẳng, vai thấp và thả lỏng người. Giữ cho cơ thể thoải mái và không gồng quá nhiều khi hít thở.

Việc ngồi thiền đúng tư thế sẽ giúp bạn giảm được tình trạng đau nhức, giải tỏa căng thẳng và cải thiện sức khỏe không ít. Ngoài ra, một mẹo nhỏ giúp bạn thoải mái hơn sau khi thiền là xoa bóp cơ mặt, cổ, chân, lưng,… để giúp các cơ giãn ra, lấy lại tâm trí cân bằng hơn.

1.4. Ngồi thiền kèm nhịn ăn gây suy nhược thể chất

Nhiều người chọn cách thiền kèm theo nhịn ăn để giảm cân và thanh lọc cơ thể. Tuy nhiên, cách làm này không được khuyến khích vì nếu không ăn uống bất kỳ thứ gì ngoài uống nước lọc, người thiền có thể đối mặt với tình trạng thiếu chất, mệt mỏi, suy nhược thể chất,…

Việc nhịn ăn khi thiền cần phải có chuyên gia hướng dẫn và tư vấn thì mới đem lại được tác dụng cụ thể. Còn lại, chuyên gia khuyến cáo cần ăn uống lành mạnh và sinh hoạt hợp lý mới đảm bảo được sức khỏe, cũng như phát huy được tác dụng của thiền.

1.5. Thiền sai cách có thể khiến giảm tương tác xã hội

Nếu được thực hiện đúng cách, thiền có khả năng thay đổi cách bạn tương tác với mọi người theo hướng tích cực. Tuy nhiên, sau khi thực hành thiền chuyên sâu hoặc học một khóa tu thiền, một số người cảm thấy khó hòa nhập với xã hội. Đây có thể là dấu hiệu của việc bạn đang thực hiện thiền theo cách sai lầm.

Nếu việc ngồi thiền gây hại cho tinh thần của bạn và khiến bạn không thể hòa nhập với mọi người xung quanh, bạn nên ngừng ngay việc thiền. Để luyện tập bài bản và hiểu rõ các nguyên tắc thiền, bạn nên tìm đến huấn luyện viên thiền và thay đổi cách thiền.

2. Cần làm gì khi thấy bản thân không phù hợp với thiền

Thiền là bộ môn đặc thù mà không phải ai cũng phù hợp. Nếu ngồi đúng cách và duy trì được thói quen đủ lâu, thiền đem lại những tác động cực hiệu quả lên thể chất và tinh thần của người tập. Tuy nhiên một khi tập sai cách, các tác hại sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến người thiền. Một khi thiền đã lâu mà không thấy có tác dụng, ngược lại nhận thấy các ảnh hưởng tiêu cực như trên, hãy liên hệ với những chuyên viên hướng dẫn tại các lớp học để được tư vấn thay đổi cách thiền sao cho hiệu quả hơn.

Ngoài ra, nếu bạn cảm thấy đã thay đổi và cố gắng nhưng vẫn không phù hợp với thiền, có thể cân nhắc một số hoạt động khác phù hợp hơn như Yoga, thể dục dưỡng sinh, bơi lội,..

Có thể đổi sang các hình thức tập luyện khác

Có thể đổi sang các hình thức tập luyện khác

Hy vọng rằng những thông tin về tác hại của ngồi thiền sai cách trên đây đã  giúp bạn trang bị những kiến thức hữu ích trước khi bắt tay vào thực hiện bộ môn này.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital