Ngăn chặn sớm nguy cơ đột quỵ nguy hiểm

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Văn Doanh

Trưởng khoa Khám bệnh

Theo thống kê của WHO, đột quỵ xuất huyết não là tình trạng nguy hiểm dẫn tới tỷ lệ tử vong đứng thứ 3 ở các nước phát triển chỉ sau ung thư và tim mạch. Bệnh đột quỵ rất nguy hiểm nhưng may mắn là có thể ngăn chặn sớm nguy cơ đột quỵ thông qua việc phòng các nguy cơ hay thay đổi lối sống. Dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp một số kiến thức về bệnh đột quỵ và cách để ngăn chặn sớm bệnh.

1. Bệnh đột quỵ có mức độ nguy hiểm thế nào?

Đột quỵ hay chính là bệnh tai biến mạch máu não là tình trạng não khi bị tổn thương nghiêm trọng bởi gián đoạn việc đưa máu lên não khiến não bị thiếu oxy và dinh dưỡng nuôi tế bào khiến người bệnh tử vong.

Trường hợp không được cấp cứu sớm thì người bệnh có nguy cơ gặp phải di chứng cả đời như: tê liệt, liệt nửa người, mất ngôn ngữ, cảm xúc rối loạn…

Những loại đột quỵ chính có thể kể đến là đột quỵ do thiếu máu(tỷ lệ cao lên đến 85%) và đột quỵ xuất huyết não.

Ngăn chặn sớm nguy cơ đột quỵ

Đột quỵ xuất huyết não là bệnh lý phổ biến nhưng rất nguy hiểm

Hiện nay, cứ 40 giây thì sẽ có một bệnh nhân bị đột quỵ và 3 phút sẽ có một bệnh nhân tử vong. Tại Việt Nam, có đến trên 200.000 người đột quỵ hàng năm(theo thống kê của Hội phòng chống tai biến mạch máu não Việt Nam).

Đột quỵ cấp rất nguy hiểm bởi có thể dẫn tới tử vong cao và nhanh chóng, nếu được cứu sống cũng có tỷ lệ di chứng nhất định với mức chi phí điều trị tốn kém. Thậm chí bệnh có thể tái phát.

2. Những yếu tố nguy cơ khiến đột quỵ hình thành hoặc tái phát

Bệnh đột quỵ cấp thường rất nguy hiểm nhưng đa số là những yếu tố làm tăng khả năng đột quỵ có thể ngăn ngừa từ sớm. Ngăn chặn sớm nguy cơ đột quỵ nguy hiểm có thể giúp người bệnh nắm bắt cơ hội sống, tránh được những biến chứng nguy hiểm và bảo vệ sức khỏe của mình.

2.1 Những nguy cơ đột quỵ không thể thay đổi được

Một số yếu tố nguy cơ thường không thể thay đổi bao gồm:

– Tuổi tác quá lớn, đặc biệt trên 45 tuổi

– Giới tính nam thường mắc phải đột quỵ nhiều hơn nữ

– Chủng tộc

– Yếu tố di truyền từ đời trước sang đời sau. Bệnh có thể không di truyền trực tiếp từ cha mẹ sang con cái nhưng có thể lây truyền một số bệnh nguy cơ như: tim, huyết áp…

2.1 Những nguy cơ đột quỵ có thể thay đổi được

Tuy nhiên, có một số yếu tố nguy cơ đột quỵ hoàn toàn có thể thay đổi được bao gồm:

– Bệnh cao huyết áp: Nếu điều trị huyết áp tốt và giữ huyết áp ổn định cũng có thể giảm nguy cơ và di chứng của đột quỵ.

– Bệnh tiểu đường: Những bệnh nhân tuổi trung niên cần thăm khám sức khỏe sớm để phát hiện nguy cơ tiểu đường để có hướng điều trị phù hợp.

Ngăn chặn sớm nguy cơ đột quỵ

Bệnh tiểu đường khiến nguy cơ đột quỵ tăng cao

– Tình trạng bệnh nhân bị rối loạn lipid trong máu.

Xơ vữa động mạch: có thể khiến động mạch bị chít hẹp và gây nên tắc mạch do đó điều trị ổn định xơ vữa động mạch đóng vai trò quan trọng trong phòng bệnh đột quỵ.

– Béo phì: Tình trạng thừa cân có thể khiến người bệnh mắc huyết áp cao, đái tháo đường, máu nhiễm mỡ… tăng nguy cơ đột quỵ.

– Hút thuốc lá, uống bia rượu: Đây là nguyên nhân hoàn toàn có thể phòng tránh sớm, ngăn chặn huyết áp tăng và ảnh hưởng tới hoạt động của máu trong cơ thể.

– Bệnh phình động mạch não: Điều trị sớm bệnh giúp hạn chế nguy cơ đột quỵ xuất huyết não.

– Bệnh dị dạng ở động mạch hoặc tĩnh mạch não.

– Dùng các loại thuốc tránh thai hoặc thuốc nội tiết tố nam thường xuyên.

– Các bệnh lý về tim mạch: Hạn chế tình trạng máu vón cục tạo máu đông ở tâm nhĩ tăng khả năng tắc ở mạch máu não.

3. Bệnh đột quỵ và các cách để phòng ngừa sớm

3.1 Ngăn chặn sớm nguy cơ bệnh đột quỵ thông qua thay đổi lối sống và chăm sóc sức khỏe

Bên cạnh việc kiểm soát những nguy cơ và yếu tố bệnh thì bạn cần lưu ý những biện pháp phòng ngừa như sau:

– Thay đổi lối sống: Kiêng/ không dùng bia rượu và thuốc lá, ăn uống lành mạnh, tập thể dục thể thao, giữ tinh thần thoải mái, hạn chế stress…

– Thường xuyên tập thể dục: Tập thể dục ít nhất 40 phút 1 ngày, 3 ngày 1 tuần để giảm cân, giảm cao huyết áp và cơ thể khỏe khoắn. Có thể tập một số bộ môn như: đi bộ, chạy, bơi lội, cầu lông…

– Giữ huyết áp ổn định: Huyết áp quá cao khiến nguy cơ đột quỵ tăng 4 lần nên kiểm soát sớm bệnh có vai trò rất quan trọng.

– Ăn uống khoa học: Hạn chế đồ ăn sẵn, bổ sung trái cây, các loại rau củ quả có lợi, bổ sung sữa ít béo, chất xơ… để phòng ngừa đột quỵ.

– Điều trị sớm các bệnh lý nguy hiểm: Cần thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ trong điều trị các bệnh lý nền và ăn kiêng kết hợp thể dục đều đặn để điều trị bệnh tiểu đường, huyết áp cao, tim mạch… hiệu quả.

3.2 Ngăn chặn sớm nguy cơ bệnh đột quỵ qua tầm soát nguy cơ

Tầm soát sớm nguy cơ đột quỵ: Để tránh những nguy cơ đột quỵ đến từ bệnh lý, bạn nên thực hiện tầm soát sớm bệnh để ngăn chặn những nguy cơ đột quỵ sớm.

Phát hiện sớm nguy cơ bệnh đột quỵ

Để tránh những nguy cơ đột quỵ đến từ bệnh lý, bạn nên thực hiện tầm soát sớm bệnh để ngăn chặn những nguy cơ đột quỵ sớm

Bác sĩ sẽ đưa ra các hướng để điều trị sớm các bệnh lý này qua đó ngăn chặn sớm nguy cơ bệnh đột quỵ xuất hiện. Bên cạnh việc xây dựng phác đồ phù hợp, bác sĩ cũng sẽ tư vấn và định hướng cách để người bệnh phòng tránh đột quỵ nếu có nguy cơ cao.

Đột quỵ là một bệnh lý nguy hiểm nhưng nếu được phát hiện và ngăn chặn sớm hoàn toàn có thể ngừa nguy cơ và điều trị ổn định. Bạn hãy chủ động tìm hiểu các kiến thức về ngăn chặn sớm nguy cơ đột quỵ để chủ động phòng ngừa cho người thân và gia đình.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital