​Nếu trẻ biếng ăn dặm: Mẹ phải làm sao?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

6 đến 12 tháng tuổi là giai đoạn bé làm quen với việc ăn dặm. Rất nhiều trẻ tỏ ra thích thú khi ăn dặm. Ngược lại, cũng có nhiều trẻ thường xuyên quấy khóc, không chịu hợp tác. Vậy nguyên nhân trẻ biếng ăn dặm là gì và mẹ phải làm sao để khắc phục tình trạng này?

1. Trẻ biếng ăn dặm là vì sao?

Ăn dặm là một chế độ ăn hoàn toàn mới so với trẻ 6 tháng tuổi, ngoài sữa mẹ và sữa công thức. Một số nguyên nhân khiến trẻ không hào hứng với các bữa ăn dặm là:

1.1. Không quen với thức ăn mới

Chuyển từ thức ăn lỏng là sữa mẹ hay sữa công thức sang một loại thức ăn mới có tính chất đặc hơn, thậm chí là cứng hơn là một sự thay đổi rất lớn đối với bé. Quá trình này đòi hỏi bé yêu phải có sự làm quen và thích nghi.

Quá trình chuyển từ ăn sữa sang ăn dặm đòi hỏi bé yêu phải có sự làm quen và thích nghi.

Quá trình chuyển từ ăn sữa sang ăn dặm đòi hỏi bé yêu phải có sự làm quen và thích nghi.

1.2. Ăn dặm quá sớm

Từ 6 tháng tuổi trở đi là thời điểm phù hợp để bé có thể làm quen với các loại thức ăn mới. Bởi lẽ, khi đó hệ tiêu hóa của bé mới ổn định, bắt đầu tiết dịch để hấp thụ các loại thức ăn.

Do đó, từ trước 6 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của bé còn non yếu, chưa phát triển hoàn chỉnh. Vì bất cứ lý do nào mà mẹ cho bé ăn dặm từ trước 6 tháng tuổi sẽ đều khiến bé khó tiêu, thậm chí gây tổn thương đường ruột. Từ đó, bé sẽ sợ ăn, không chịu ăn hoặc biếng ăn.

1.3. Thức ăn không ngon, thiếu dưỡng chất

Cũng giống người lớn, trẻ nhỏ cũng không thích việc phải ăn liên tục 1 món trong nhiều ngày. Việc này không chỉ khiến bé bị nhàm chán mà còn gây ra tình trạng thiếu chất do không được bổ sung đầy đủ. Lâu dần, trẻ sẽ bị mất vị giác, không còn cảm giác ngon miệng và thèm ăn.

1.4. Trẻ biếng ăn dặm do thức ăn không phù hợp

Ở mỗi độ tuổi, bé sẽ có nhu cầu và khả năng hấp thụ thức ăn theo các cấu trúc khác nhau. Nếu mẹ cho bé ăn thức ăn có cấu trúc không phù hợp cũng sẽ khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng, dẫn đến trẻ sợ ăn, chán ăn.

– Trẻ 6 – 7 tháng tuổi: Mẹ chỉ nên cho trẻ ăn cháo loãng, nấu theo tỷ lệ 1 gạo : 10 nước và được rây mịn hoặc xay mịn để trẻ làm quen với cấu trúc thức ăn mới.

– Trẻ 7 – 10 tháng tuổi: Mẹ có thể cho trẻ ăn cháo đặc, thực phẩm xay mà không cần rây mịn nữa.

– Trẻ 10 – 12 tháng tuổi: Mẹ hãy cho bé làm quen với cơm nát, thức ăn và rau củ cắt hoặc xé nhỏ.

– Trẻ ngoài 1 tuổi: Lúc này, trẻ đã có thể ăn cơm thô cùng gia đình nhưng thức ăn vẫn cần được cắt nhỏ. Mẹ có thể bổ sung đan xen một vài bữa mì, bún, phở… mỗi tuần để đa dạng thức ăn cho bé.

1.5. Môi trường ăn dặm mới lạ

Thay vì được bế hay nằm ăn như trước, khi ăn dặm, bé sẽ phải chuyển sang ngồi ăn trên ghế ăn dặm chuyên dụng. Ở một số gia đình, mẹ hoặc bà của bé còn hay bế đi ăn rong hoặc vừa ăn vừa xem điện thoại, TV… Tất cả những điều này đều gây ảnh hưởng không nhỏ đến vị giác và thói quen ăn dặm của trẻ.

1.6. Do tình trạng sức khỏe

Mọc răng, cảm sốt, rối loạn tiêu hóa… tất cả những vấn đề sức khỏe này đều làm bé cảm thấy mệt mỏi, chán ăn. Khi đó, mẹ chỉ cần cho bé nghỉ ngơi, điều trị dứt điểm các bệnh lý, bé sẽ mau chóng khỏe mạnh và ăn ngon miệng trở lại.

Mọc răng là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến khiến trẻ biếng ăn dặm.

Mọc răng là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến khiến trẻ biếng ăn dặm.

2. Một số biểu hiện của trẻ biếng ăn dặm

Mẹ có thể nhận ra dấu hiệu lười ăn dặm của trẻ qua một số biểu hiện sau đây:

– Trẻ từ chối một số hoặc tất cả các loại thực phẩm

– Trẻ từ chối cầm dụng cụ ăn

– Trẻ hay ngậm và ăn rất chậm

3. Nguyên tắc điều trị trẻ biếng ăn dặm

Để khắc phục vấn đề biếng ăn ở trẻ, mẹ hãy thử tham khảo các nguyên tắc sau:

3.1. Ăn từ ít đến nhiều

Mẹ hãy kiên trì, vì dạ dày của con còn nhỏ và non yếu nên khó có thể thích ứng với loại thức ăn mới và lượng thức ăn lớn. Cho bé ăn nhiều bữa nhỏ và tăng dần lượng thức ăn theo từng ngày, từng tuần… sẽ giúp kích thích hệ tiêu hóa làm quen với loại thức ăn mới và hấp thụ tối đa các dưỡng chất.

3.2. Ăn từ loãng đến đặc

Loại thức ăn đầu đời của bé là sữa, ở dạng lỏng. Do đó, để miệng và dạ dày của bé dần làm quen và thích nghi, mẹ hãy cho bé ăn từ cháo hoặc bột loãng mịn, đến cháo đặc, cơm nát và cơm thô. Như vậy, hệ tiêu hóa của bé sẽ không bị áp lực.

Ăn các loại thức ăn từ loãng đến đặc sẽ giúp hệ tiêu hóa của bé dần được thích nghi với các loại thức ăn.

Ăn các loại thức ăn từ loãng đến đặc sẽ giúp hệ tiêu hóa của bé dần được thích nghi với các loại thức ăn.

3.3. Ăn từ ngọt đến mặn

Bột có vị ngọt sẽ đem lại cảm giác tương tự sữa mẹ, vì thế khi bắt đầu chuyển sang ăn dặm, mẹ hãy cho bé làm quen với bột ngọt nhé. Sau khi bé đã quen với cấu trúc thức ăn này, mẹ có thể chuyển dần sang bột mặn để giúp bé đa dạng khẩu vị và được bổ sung nhiều dưỡng chất hơn.

3.4. Cung cấp đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn dặm

Dù mẹ cho bé áp dụng phương pháp ăn dặm nào (kiểu truyền thống, kiểu Nhật, hay BLW) thì cũng cần đảm bảo cung cấp đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng quan trọng. Việc này sẽ giúp bé có thể hấp thụ đầy đủ dưỡng chất và phát triển toàn diện. Bao gồm:

+ Chất đường bột (Carb): Cơm, cháo, khoai, ngô…

+ Chất béo (Lipit): Dầu, bơ, phomai…

+ Chất đạm (Protein): Các loại thịt, trứng, cá…

+ Vitamin và khoáng chất: Các loại rau củ, hoa quả…

Cung cấp đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng quan trọng sẽ giúp bé có thể hấp thụ đầy đủ dưỡng chất và phát triển toàn diện.

Cung cấp đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng quan trọng sẽ giúp bé có thể hấp thụ đầy đủ dưỡng chất và phát triển toàn diện.

4. Mẹ nên làm gì khi trẻ biếng ăn dặm?

Đây có lẽ là vấn đề gây đau đầu nhất của các mẹ. Bởi con lười ăn sẽ dẫn đến thiếu chất, suy nhược và sẽ càng khó khăn hơn khi phải làm quen với nhiều loại thức ăn sau này. Sau đây là một vài gợi ý để cha mẹ có thể áp dụng và cải thiện tình trạng biến ăn của bé:

4.1. Đa dạng hóa thực đơn cho bé

Thường xuyên nấu món mới, thay đổi cách chế biến không chỉ giúp đa dạng hóa thực đơn cho bé mà còn giúp mẹ tìm ra được món yêu thích của con. Khi con được ăn đúng món con thích, hoặc ăn nhiều món khác nhau, vị giác của con sẽ được kích thích, hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn, việc ăn uống sẽ hiệu quả hơn.

4.2. Tuyệt đối không nên ép trẻ ăn

Mỗi bữa ăn dặm sẽ trở nên vui vẻ và hiệu quả nếu trẻ được ăn trong tâm trạng thoải mái. Do đó, cha mẹ không nên ép trẻ phải ăn món gì hay phải ăn bao lâu. Hãy cắt giảm bớt các bữa ăn vặt để con tập trung ăn bữa chính. Đặc biệt, hãy cho trẻ ăn khi trẻ thực sự có nhu cầu.

Mỗi bữa ăn dặm sẽ trở nên vui vẻ và hiệu quả nếu trẻ được ăn trong tâm trạng thoải mái.

Mỗi bữa ăn dặm sẽ trở nên vui vẻ và hiệu quả nếu trẻ được ăn trong tâm trạng thoải mái.

4.3. Mỗi bữa ăn không quá 30 phút

Dù trẻ chưa no bụng, cha mẹ cũng nên kết thúc bữa ăn sau tối đa 30 phút. Việc này sẽ giúp hình thành thói quen ăn đúng giờ ở trẻ, đồng thời thiết lập đồng hồ sinh học của trẻ. Đặc biệt, không chơi đồ chơi, không bế rong, không xem điện thoại… để trẻ tập trung vào bữa ăn.

Trên đây là những thông tin về tình trạng biếng ăn dặm của trẻ. Hy vọng các bậc phụ huynh đã hiểu rõ về nguyên nhân, biểu hiện và biện pháp giải quyết khi trẻ biếng ăn dặm. Chúc các mẹ thành công!

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital