Nha khoa hiện đại ngày càng phát triển và mang đến nhiều phương pháp mới ưu việt. Nẹp răng mặt trong là một trong số đó. Vậy phương pháp này có ưu điểm gì nổi bật hơn so với những phương pháp trước đây?
Menu xem nhanh:
1. Nẹp răng là phương pháp gì?
Nẹp răng (niềng răng, nắn chỉnh răng) là một phương pháp chỉnh nha mới mục đích chỉnh sửa các khuyết điểm của răng, tăng tính thẩm mỹ cho hàm răng và mang đến sự tự tin cho người dùng. Theo các bác sĩ, độ tuổi hợp lý nhất để niềng răng là từ 10 – 12 tuổi vì lúc này xương hàm chưa cố định, cơ thể vẫn phát triển và dễ rút ngắn thời gian dịch chuyển răng. Chính vì vậy, kết quả đạt được sẽ tốt nhất.
2. Nẹp răng mặt trong là phương pháp gì?
Niềng răng mặt trong vẫn sử dụng mắc cài kim loại, dây cung và dây thun như phương pháp truyền thống trước đây. Tuy nhiên, điểm khác biệt của phương pháp này chính là mắc cài được gắn vào mặt trong của răng nên có tính thẩm mỹ cao hơn.
3. Đối tượng nẹp răng mặt trong
3.1 Đối tượng được chỉ định
– Răng mọc chen chúc, khoảng cách giữa răng xa nhau.
– Khớp cắn bị sai lệch: Khớp cắn ngược, cắn ngập, cắn chéo,…
3.2 Đối tượng chống chỉ định
– Bị mắc các bệnh mạn tính toàn thân như động kinh, tim mạch nặng, tiểu đường, tâm thần…
– Viêm nha chu, viêm nướu mức độ nặng.
– Trồng răng giả, bọc răng sứ toàn hàm.
4. Ưu & nhược điểm của phương pháp nẹp răng mặt trong
4.1 Ưu điểm
– Có tính thẩm mỹ cao.
– Bề mặt ngoài của răng không bị tổn thương.
4.2 Nhược điểm
– Khoảng 1 – 4 tuần đầu, khả năng nói người dùng có thể bị ảnh hưởng.
– Việc vệ sinh bị khó khăn hơn bình thường không nhìn thấy những mảng bám mặt bên trong mắc vào niềng.
– Cần phải thực hiện tại cơ sở có bác sĩ tay nghề cao.
5. Các bước tiến hành niềng răng mặt trong
5.1 Thăm khám tổng quát và tư vấn nẹp răng
Bác sĩ tiến hành kiểm tra tổng quát răng miệng của bệnh nhân để xem bệnh nhân có thuộc đối tượng được chỉ định nẹp răng không, có mắc các bệnh lý răng miệng không để tiến hành điều trị trước khi nẹp răng. Sau đó sẽ giới thiệu các phương pháp nẹp răng được sử dụng phổ biến hiện nay cho bệnh nhân như:
– Nẹp răng mặt ngoài bằng mắc cài kim loại.
– Nẹp răng mặt ngoài bằng mắc cài sứ.
– Nẹp răng mặt trong.
– Nẹp răng bằng mắc cài nắp tự động.
– Nẹp răng trong suốt Invisalign.
Sau khi bệnh nhân đã xem xét về các phương pháp, cân nhắc mong muốn và khả năng tài chính của bản thân đã quyết định chọn phương pháp niềng răng mặt trong. Bác sĩ sẽ tiến hành các bước tiếp theo của quy trình.
5.2 Gắn khí cụ cần thiết
Để bước gắn mắc cài vào bề mặt răng diễn ra thuận lợi, bác sĩ sẽ gắn khí cụ để hỗ trợ quá trình niềng răng như: tách kẽ răng, lấy dấu có khâu hay gắn khâu…
5.3 Gắn mắc cài kim loại
– Trước tiên, bác sĩ sẽ đánh bóng bề mặt răng để việc gắn mắc cài không bị ảnh hưởng gì.
– Dùng banh miệng nhựa để giúp kéo hai bên má ra, bề mặt trong của răng được khô và tiến hành bôi keo chuyên dụng lên để giữ được mắc cài.
– Nhờ ánh sáng của đèn quang trùng hợp, cả mắc và keo sẽ được cứng lại. Sau đó, dây cung được cho vào rãnh mắc cài và cố định lại bằng dây thun cho từng răng.
5.4 Thăm khám định kỳ
Vào giai đoạn đầu, để đảm bảo việc niềng răng không có bất thường gì, bác sĩ sẽ hẹn lịch thăm khám 3 – 6 tuần/lần. Sau đó, khi răng đã tương đối ổn định, lịch khám sẽ thưa hơn, khoảng 1 lần/tháng.
5.5 Hoàn thiện nẹp răng
Sau một thời gian khoảng 1 – 2 năm tùy vào tình trạng răng miệng của từng người, sau khi bác sĩ thấy răng của bạn đã khắc phục được những khuyết điểm ban đầu thì sẽ tiến hành tháo nẹp ra cho bạn. Tuy nhiên, để răng không xô lệch về vị trí ban đầu, bạn sẽ được đeo niềng tháo lắp. Đừng quên thăm khám răng định kỳ ít nhất 6 tháng/lần để kiểm tra sức khỏe răng miệng cũng như hiệu quả niềng răng, kịp thời xử lý khi răng có dấu hiệu bất ổn định về vị trí.
Hy vọng rằng bài viết trên của chúng tôi đã cung cấp cho các bạn những thông tin chi tiết nhất về nẹp răng mặt trong. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ với bác sĩ tại các cơ sở y tế uy tín để được giải đáp chi tiết nhé.