Nên đi khám dị tật thai nhi ở tuần thứ mấy?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Khám dị tật thai nhi ở tuần thứ mấy là câu hỏi được rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Bởi việc tầm soát dị tật thai nhi để đảm bảo em bé sinh ra hoàn toàn mạnh khỏe cả về thể chất và tinh thần là điều rất quan trọng. Với sự phát triển của khoa học hiện đại, việc khám dị tật thai nhi đã trở nên dễ dàng hơn và thai phụ có thể thực hiện được ở nhiều giai đoạn của thai kỳ.

1. Mục đích của việc siêu âm tầm soát dị tật thai nhi

1.1 Siêu âm dị tật thai nhi là gì?

Siêu âm thai là phương pháp chẩn đoán hình ảnh thai nhi qua sóng âm để quan sát hình thái và sự phát triển của em bé ngay từ những tuần đầu tiên. Dựa vào siêu âm thai, bác sĩ có thể nắm bắt được tình trạng sức khỏe và sự phát triển của em bé trong bụng mẹ, ngoài ra cũng quan sát rõ được hình dáng, cử động di chuyển và ngôi thai.

Dị tật thai nhi bao gồm một hoặc nhiều bất thường khiếm khuyết về thể chất hoặc di truyền gây ảnh hưởng xấu đến sự hình thành và phát triển bình thường của thai nhi. Dị tật thai nhi có thể để lại hệ lụy ảnh hưởng suốt đời cho trẻ, cũng có thể là nguyên nhân khiến thai lưu, sinh non hoặc bị sảy…Một số dị tật hay gặp nhất ở thai nhi có thể kể đến như: bệnh tim bẩm sinh, hội chứng down, dị tật sứt môi hở hàm ếch, các dị tật liên quan đến hệ thần kinh, ống thần kinh gây chậm phát triển trí tuệ, dị tật nứt đốt sống, dị tật ở các chi và cơ quan sinh dục….

Khám dị tật thai nhi ở tuần thứ mấy là câu hỏi cần được giải đáp ở rất nhiều bà mẹ mang thai lần đầu

Khám dị tật thai nhi ở tuần thứ mấy là câu hỏi cần được giải đáp ở rất nhiều bà mẹ mang thai lần đầu

Hầu hết các dị tật thai nhi không thể xác định qua biểu hiện lâm sàng từ người mẹ. Vì vậy, sự hỗ trợ từ công nghệ siêu âm là rất cần thiết để phát hiện và tầm soát dị tật thai nhi ngay từ những tuần sớm. Hiện tại, siêu âm thai là phương pháp chẩn đoán tối ưu nhất, dễ thực hiện, an toàn và với chi phí phù hợp. Kết quả phát hiện dị tật từ máy siêu âm có thế chính xác tới 90%. Mặc dù vậy, để đưa ra kết luận cuối cùng còn phụ thuộc nhiều vào hệ thống máy móc và kỹ năng chẩn đoán, chuyên môn của bác sĩ siêu âm.

1.2 Mục đích của việc siêu âm tầm soát bất thường thai nhi

Phương pháp siêu âm đã được áp dụng trong sản phụ khoa từ rất lâu và đã có bộ hướng dẫn quy trình theo tiêu chuẩn của Bộ Y Tế. Cho đến thời điểm hiện tại, chưa có nhà chuyên môn nào khẳng định siêu âm gây ảnh hưởng đến mẹ bầu và em bé. Siêu âm không gây đau, không có tác dụng phụ và có thể thực hiện ở bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ. Tùy từng trường hợp và mốc khám thai cụ thể mà bác sĩ có thể chỉ định số lần siêu âm và thời điểm siêu âm khác nhau.

Với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại, một số dị tật bẩm sinh hoàn toàn có thể được điều trị khỏi hoặc cải thiện theo chiều hướng tích cực nếu như được phát hiện sớm qua khám sàng lọc dị tật thai nhi và chẩn đoán trước sinh. Điều này có thể giúp bác sĩ phát hiện từ sớm các dị tật bẩm sinh của em bé và kịp thời đưa ra biện pháp can thiệp phù hợp, từ đó có thể phòng ngừa tối đa nguy cơ dị tật từ trong bụng mẹ, giúp trẻ sinh ra có thể phát triển khỏe mạnh một cách bình thường.

2. Những mốc khám tầm soát bất thường thai nhi quan trọng?

2.1 Mẹ bầu nên đi khám dị tật thai nhi ở tuần thứ mấy?

– Khám dị tật thai nhi tuần 11 – 13 của thai kỳ

Trả lời cho câu hỏi mẹ bầu nên đi khám dị tật thai nhi ở tuần thứ mấy? Bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng, mốc đầu tiên để tầm soát dị tật thai nhi chính là giai đoạn từ 11 – 13 tuần. Ở giai đoạn này siêu âm có thể quan sát được hình thái giải phẫu của hộp sọ, các chi, thành bụng, tim, bánh nhau…. nhằm tìm ra các bất thường như: hội chứng down; hội chứng edwards; các dị tật liên quan đến hệ thần kinh như thai vô sọ, não trước không phân chia, thoát vị màng não….; 1 số dị tật tim bẩm sinh và lồng ngực như: tứ chứng fallot, thiểu sản thất trái, đảo gốc động mạch, thoát vị lồng ngực…; thoát vị rốn, các bất thường ở hàm mặt như sứt môi hở hàm ếch, không có sống mũi, hở vòm miệng; khiếm khuyết số lượng chi, loạn sản xương,….

– Khám dị tật thai nhi 21 – 24 tuần

Đây là mốc siêu âm thai vô cùng quan trọng bởi trong giai đoạn này, các bất thường liên quan đến cấu trúc hình dáng bên ngoài như dị dạng các cơ quan, hở hàm ếch, sứt môi, thừa hoặc thiếu các chi….hay bất thường tại các cơ quan nội tạng sẽ được tìm thấy nếu có. Tuy nhiên các rối loạn về chức năng sẽ chưa thể được phát hiện ở những tuần thai này mà phải đợi cho đến khi em bé phát triển lớn hơn.

– Khám dị tật thai nhi 30 – 32 tuần

Khám và siêu âm thai nhi ở giai đoạn 30 – 32 tuần tuổi sẽ giúp bác sĩ phát hiện những dị tật muộn ở thai nhi như tim bẩm sinh, động mạch hoặc tổn thương ở các vùng cấu trúc của não bộ. Ngoài ra siêu âm thai nhi giai đoạn này cũng đánh giá được các chỉ số cân nặng, chu vi vòng đầu, chu vi bụng từ đó hỗ trợ phát hiện tình trạng chậm phát triển của thai nhi trong tử cung – đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy thai hoặc ngạt sau khi em bé chào đời.

Việc siêu âm thai định kỳ và đúng thời điểm là hết sức quan trọng trong việc phát hiện sớm dị tật thai nhi. Kết quả của phương pháp siêu âm còn phụ thuộc khá nhiều vào trình độ bác sĩ cũng như tình trạng của trang thiết bị máy móc

Việc siêu âm thai định kỳ và đúng thời điểm là hết sức quan trọng trong việc phát hiện sớm các bất thường ở thai nhi. Kết quả của phương pháp siêu âm còn phụ thuộc khá nhiều vào trình độ bác sĩ cũng như tình trạng của trang thiết bị máy móc

2.2 Siêu âm kiểm tra bất thường thai nhi cần lưu ý những gì?

Để đảm bảo cho kết quả khám và siêu âm thai chính xác nhất, mẹ bầu nên lưu ý một số vấn đề như sau:

– Mẹ nên lựa chọn những cơ sở y tế khám thai uy tín, chất lượng cả về máy móc lẫn trình độ bác sĩ để có được kết quả thăm khám tốt nhất.

Hệ thống Y Tế Thu Cúc TCI là địa chỉ uy tín được nhiều mẹ bầu tin tưởng trong nhiều năm qua do sở hữu công nghệ siêu âm 5D hiện đại cùng đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, vững chuyên môn

Hệ thống Y Tế Thu Cúc TCI là địa chỉ uy tín được nhiều mẹ bầu tin tưởng trong nhiều năm qua do sở hữu công nghệ siêu âm 5D hiện đại cùng đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, vững chuyên môn

– Trước khi siêu âm, mẹ không nên để bụng đói vì dễ bị tụt đường huyết nhưng cũng không nên ăn quá no vì sẽ khiến quá trình siêu âm bị cản trở và gặp khó khăn, dẫn tới kết quả siêu âm không chính xác.

– Trong tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ bầu nên bổ sung nhiều nước để hỗ trợ cho việc quan sát thai nhi được dễ dàng hơn. Mẹ nên đi tiểu trước khi thực hiện siêu âm. Ngoài ra nếu có câu hỏi cần thắc mắc, mẹ hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ ngay trong buổi thăm khám để được tư vấn chi tiết và giải thích rõ ràng.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp các mẹ có thể nắm rõ các mốc khám quan trọng để kiểm tra dị tật thai nhi. Việc siêu âm thai đúng thời điểm ở các mốc quan trọng sẽ giúp tầm soát nguy cơ thai nhi mắc dị tật, chủ động tầm soát được những trường hợp đáng tiếc, giúp em bé ra đời khỏe mạnh và phát triển bình thường. Để được tư vấn chi tiết và đặt lịch khám thai, các mẹ hãy liên hệ tới tổng đài tư vấn trực 24/24 của Hệ thống Y Tế Thu Cúc TCI.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital