Mổ cấp cứu kịp thời ca dây rốn thắt nút cho sản phụ lớn tuổi

Theo Báo điện tử Dân trí đưa tin, Khoa Phụ sản, bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI vừa cấp cứu thành công sản phụ Nguyễn Thị Quý và thai nhi gặp tình trạng nguy hiểm: dây rốn thắt nút, tim thai dao động ít, đa ối, thai to.

Menu xem nhanh:

Thai kỳ có nhiều yếu tố nguy cơ

Vào những tháng cuối thai kỳ, chị Nguyễn Thị Quý, 41 tuổi, đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI để thăm khám định kỳ. Là mẹ bầu lớn tuổi, lần mang thai thứ 4 này, thông qua các kết quả siêu âm và kiểm tra tổng quát, bác sĩ tiên lượng thai kỳ của chị có nhiều yếu tố nguy cơ:

– Mang thai nhiều lần: chất lượng cơ tử cung kém, nguy cơ băng huyết sau sinh.

– Đa ối: tình trạng lượng nước ối vượt mức bình thường, có thể gây áp lực lớn lên tử cung và ảnh hưởng đến tim thai.

– Thai to: thai nhi có cân nặng lớn hơn so với cân nặng trung bình, nguy cơ sinh khó.

– Dây rốn thắt nút: là hiện tượng không thường gặp khi mang thai, theo nghiên cứu tỷ lệ dây rốn thắt nút chiếm 0,3 – 2,2% các ca sinh và nâng tỷ lệ tử vong thai nhi tăng cao gấp 4 lần so với thai bình thường. Mức độ nguy hiểm tùy thuộc vào tình trạng thắt lỏng hoặc chặt của dây rốn. Nếu thắt lỏng thì thai sẽ ít bị ảnh hưởng hơn, ngược lại, nếu dây rốn thắt chặt thì tuần hoàn của thai nhi sẽ bị cản trở, em bé có thể tử vong ngay trong bụng mẹ.

– Tim thai dao động ít: có nhiều nguyên nhân như thai nhi đang ngủ nên nhịp tim chậm lại và bé cử động ít hơn, do tư thế của mẹ, mẹ bị thiếu máu, suy thai…

Với tình trạng này, mẹ bầu cần theo dõi chặt chẽ với bác sĩ để có phương án xử trí kịp thời.

Thai phụ lớn tuổi đối mặt với nhiều nguy cơ trong thai kỳ hơn bình thường (Ảnh: TCI).

Thai phụ lớn tuổi đối mặt với nhiều nguy cơ trong thai kỳ hơn bình thường (Ảnh: TCI).

Dây rốn thắt nút và tim thai dao động ít: Mối nguy hiểm đe dọa thai nhi

Theo bác sĩ Nguyễn Văn Hà – Trưởng khoa Phụ sản, kiêm Phó giám đốc Thu Cúc TC, trên nền bệnh nhân có dây rốn thắt nút, tim thai dao động ít, mổ lấy thai khẩn cấp là điều cần thực hiện, bởi mỗi phút trôi qua đều là mối đe dọa trực tiếp đến tính mạng của thai nhi.

Quá trình chuẩn bị trước mổ được diễn ra nhanh chóng. Sản phụ được kiểm tra sức khỏe toàn diện để đảm bảo đủ điều kiện tiến hành phẫu thuật. Các thiết bị hiện đại được huy động để theo dõi sát sao tình trạng của mẹ trong suốt ca mổ.

Sau những phút giây căng thẳng và tập trung cao độ của cả ê-kíp, bé trai nặng gần 4kg đã được đưa ra khỏi bụng mẹ một cách an toàn.

Nhờ sự can thiệp kịp thời của đội ngũ bác sĩ TCI, bé trai đã chào đời an toàn (Ảnh: TCI).

Nhờ sự can thiệp kịp thời của đội ngũ bác sĩ TCI, bé trai đã chào đời an toàn (Ảnh: TCI).

Ngay sau khi chào đời, em bé được các bác sĩ Nhi sơ sinh kiểm tra sức khỏe. Kết quả cho thấy tình trạng của bé ổn định, nhịp tim bình thường và không phát hiện thêm bất kỳ vấn đề sức khỏe nào khác ở cả mẹ và bé.

Những lưu ý để phát hiện sớm nguy cơ thắt nút dây rốn

Trường hợp trong quá trình thăm khám siêu âm khi mang thai, bác sĩ phát hiện thai nhi bị thắt nút dây rốn thì mẹ sẽ được chỉ định kiểm tra đo tim thai và siêu âm Doppler màu để đánh giá lại tình trạng thai.

Điều cần nhất phải làm là theo dõi cử động thai thật kỹ. Khi thai từ 26 tuần, các mẹ theo dõi đếm cử động thai mỗi ngày. Khi thai nhi đang ngủ, hoạt động cử động sẽ giảm hoặc không xuất hiện. Mỗi lần ngủ của thai nhi thường kéo dài từ 20 – 40 phút và hiếm khi vượt quá 90 phút. Trong trạng thái thức, một thai nhi khỏe mạnh sẽ thực hiện ít nhất 4 đợt cử động trong vòng 1 giờ. Nếu số lần cử động ít hơn 4 trong 1 giờ, thai phụ nên nằm nghỉ và tiếp tục theo dõi cử động trong giờ kế tiếp hoặc trong khoảng thời gian 2 – 4 giờ.

Trường hợp trong 4 giờ, thai nhi có ít hơn 10 lần cử động, cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được kiểm tra tình trạng thai nhi bằng các phương pháp chuyên sâu.

Thai nhi có dây rốn thắt nút thường được chỉ định mổ đẻ (Ảnh: TCI).

Thai nhi có dây rốn thắt nút thường được chỉ định mổ đẻ (Ảnh: TCI).

Từ tuần 36 – 40, mẹ cần đi khám thai mỗi tuần một lần. Càng gần ngày sinh, mẹ bầu càng phải chú ý lịch khám. Nếu thấy bất kỳ điều bất thường nào đến ngay cơ sở y tế để được can thiệp kịp thời. Nếu dây rốn bị thắt nút chặt có thể được chỉ định mổ cấp cứu bắt con ngay lập tức

Nếu thai phụ có thắt nút dây rốn mà có chuyển dạ, thai nhi cần được giám sát, đo nhịp tim để phát hiện bất thường của nhịp tim thai. Hầu hết trường hợp dây rốn thắt nút nên sinh mổ vì đẻ đường âm đạo nguy cơ suy thai, mất tim thai rất cao.

Thắt nút dây rốn khó có thể nhận biết và cách tốt nhất để đảm bảo an toàn là sản phụ nên theo dõi cử động thai cũng như đi thăm khám đúng lịch.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital