Áp xe vú là căn bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Mổ áp xe vú bao lâu thì lành là thắc mắc chung của nhiều chị em khi mắc bệnh này. Hãy cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây. Mổ áp xe vú bao lâu thì lành
Menu xem nhanh:
1. Áp xe vú là gì?
Áp xe vú là tình trạng vú bị viêm nhiễm sưng tấy, có mủ bên trong. Trong một số trường hợp, áp xe vú còn có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư vú.
Bệnh nhân bị áp xe vú sẽ gặp nhiều dấu hiệu khác nhau, tùy vào từng giai đoạn của bệnh.
Ở giai đoạn đầu, chị em có thể cảm thấy đau nhức ở sâu trong vú, vùng da vú có thể bình thường hoặc sưng lên, tùy vào vị trí viêm nhiễm nông hay sâu.
Khi tạo thành áp xe, vùng da vú sẽ nóng, căng, sưng đỏ, chị em sẽ có những biểu hiện khác như sốt, buồn nôn, ớn lạnh, nôn mửa…
Nếu nặng hơn, khi vú đã bị hoại tử, chị em sẽ có những biểu hiện như tụt huyết áp, vú sưng căng to, da vú màu vàng nhạt hoặc bị hoại tử, hạch bạch huyết sưng đau do cơ thể đã bị nhiễm khuẩn nặng.
Nếu chị em thấy có các triệu chứng chứng như ngực sưng, đau, núm vú chảy dịch hoặc tụt vào trong, các mẹ cho con bú thấy đau thì nên đi khám bác sĩ ngay để xem có bị áp xe vú hay không. Bệnh càng phát hiện sớm thì biến chứng để lại càng ít.
Theo các chuyên gia, áp xe vú thường do vi khuẩn Staphylococcus aureus và Streptococcus gây ra. Ngoài ra, cũng có trường hợp bị bệnh do vi khuẩn kỵ khí, trực khuẩn thương hàn. Nếu ống dẫn ở núm vú bị tắc cũng có thể gây áp xe.
Những chị em đang mang thai và cho con bú là đối tượng dễ bị áp xe vú nhất. Ngoài ra, các chị em thừa cân, ngực lớn hoặc vệ sinh cá nhân kém cũng có nguy cơ cao mắc căn bệnh này.
Tham khảo bài đọc sau: Ca sinh mổ mất bao lâu
2. Mổ áp xe vú bao lâu thì lành?
Nếu áp xe vú còn ở giai đoạn đầu, chị em có thể được điều trị bằng kháng sinh để tiêu viêm mà không cần phẫu thuật. Nhưng nếu trường hợp dùng kháng sinh mà không có tác dụng, bệnh đã chuyển biến nặng, bác sĩ sẽ tiến hạch mổ để dẫn mủ áp xe ra ngoài.
Mổ áp xe vú cần được làm tại những cơ sở y tế uy tín, bác sĩ có tay nghề cao, phương tiện máy móc đạt chuẩn kỹ thuật, vệ sinh để tránh những biến chứng nguy hiểm. Nếu ca mổ không đảm bảo, chị em có nguy cơ bị lên thêm nhiều ổ áp xe mới do mủ từ ổ cũ rò rỉ sang.
Sau phẫu thuật, chị em cần tiếp tục được theo dõi, chăm sóc đặc biệt để vết mổ nhanh hồi phục. Nếu ca mổ thành công, bệnh nhân được chăm sóc cẩn thận thì sẽ mất khoảng 6-8 tuần để hồi phục hoàn toàn.
Trong thời gian dưỡng bệnh, nếu chị em có những triệu chứng như đau đớn, vết mổ mưng mủ thì cần tái khám ngay đề phòng nhiễm khuẩn vết mổ.
Chị em sau mổ áp xe cần được chăm sóc đặc biệt, nghỉ ngơi đầy đủ, vệ sinh vết mổ sạch sẽ, hạn chế vận động, lao động nặng để đẩy nhanh thời gian hồi phục.
Để phòng ngừa áp xe vú, chị em cần giữ vệ sinh cá nhân thật tốt. Đối với mẹ đang cho con bú, cần giữ sạch phần ngực, đặc biệt là phần núm vú. Nếu bé không bú hết sữa, mẹ hãy nặn sạch không để cho sữa đọng lại bên trong nhé.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về bệnh áp xe vú và những lời khuyên sau khi phẫu thuật. Nếu chị em còn bất cứ thắc mắc nào vui lòng liên hệ đường dây nóng 1900 55 88 92 của bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để được hỗ trợ miễn phí.
Xem thêm
>> Áp xe vú: Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Bị polyp cổ tử cung khi mang thai có nguy hiểm không?
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc