Mẹ có biết: Triệu chứng và điều trị ho gà như thế nào?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Ho gà là một trong những bệnh về đường hô hấp phổ biến ở trẻ, thường xuất hiện trong các thời điểm giao mùa. Tuy nhiên, không phải ai cũng phân biệt được ho thường khác ho gà như thế nào.

1. Thông tin chung về bệnh bệnh ho gà ở trẻ

1.1. Nguyên nhân gây bệnh ho gà

Ho gà là một bệnh truyền nhiễm phổ biến mỗi khi giao mùa. Trẻ mắc bệnh ho gà nguyên nhân là do vi khuẩn Bordetella pertussis gây ra. Những vi khuẩn này sau khi xâm nhập và tấn công đường hô hấp sẽ bám chặt vào lông mao ở khu vực hô hấp trên. Tại đây, các vi khuẩn sẽ giải phóng độc tố, làm cho đường thở bị sưng lên và khiến trẻ gặp khó khăn trong việc hô hấp.

Ho gà là một bệnh truyền nhiễm phổ biến mỗi khi giao mùa, do vi khuẩn Bordetella pertussis gây ra.

Ho gà là một bệnh truyền nhiễm phổ biến mỗi khi giao mùa, do vi khuẩn Bordetella pertussis gây ra.

1.2. Đối tượng nào dễ mắc bệnh ho gà nhất?

– Cục Y tế Dự phòng Việt Nam cho biết: Bất cứ đối tượng nào, lứa tuổi nào, không phân biệt vùng miền, giới tính… đều có nguy cơ mắc bệnh ho gà. Tuy nhiên, trong số đó có hơn 90% là trẻ em dưới 1 tuổi chưa được tiêm phòng hoặc chưa tiêm phòng đầy đủ 3 mũi cơ bản.

– Năm 2015, một kết quả giám sát cho thấy: Có đến 88,4% số ca mắc bệnh là các trường hợp không được tiêm phòng, 6,6% số ca chỉ được tiêm phòng 1 mũi.

– Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo: Hàng năm, có khoảng 30-50 triệu người trên thế giới mắc ho gà. Trong số đó, có khoảng trên 300.000 người tử vong, nhiều nhất là nhóm trẻ nhỏ.

Có thể nói, ho gà có xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng đặc biệt nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Như vậy, trẻ càng ít tuổi, diễn biến bệnh càng nhanh và nặng, nguy cơ cao gặp phải các biến chứng nguy hiểm.

1.3. Trẻ nhiễm bệnh ho gà như thế nào?

Ho gà có khả năng lây nhiễm cao, nhất là trong giai đoạn đầu. Khi đó, cứ 10 người tiếp xúc với người bệnh thì có 8 người có thể bị lây. Bởi lẽ, cơ thể con người chính là ổ bệnh duy nhất. Trẻ nhỏ với sức đề kháng và hệ miễn dịch kém hơn người lớn nên nguy cơ mắc bệnh rất cao.

Trẻ thường mắc bệnh khi đứng gần, trò chuyện, giao tiếp với người bệnh. Khi đó, trẻ sẽ hít phải các giọt bắn từ dịch hô hấp của người bệnh khi ho, hắt hơi, xì mũi, khạc nhổ, như là nước bọt, nước mũi… Như vậy, môi trường khiến bệnh dễ bùng phát chính là những nơi tập trung đông người như là trường học, nhà trẻ, công viên…

Trẻ thường mắc bệnh khi đứng gần, trò chuyện, giao tiếp với người bệnh. Khi đó, trẻ sẽ hít phải các giọt bắn từ dịch hô hấp của người bệnh khi ho, hắt hơi, xì mũi, khạc nhổ, như là nước bọt, nước mũi…

Trẻ thường mắc bệnh khi đứng gần, trò chuyện, giao tiếp với người bệnh. Khi đó, trẻ sẽ hít phải các giọt bắn từ dịch hô hấp của người bệnh khi ho, hắt hơi, xì mũi, khạc nhổ, như là nước bọt, nước mũi…

2. Triệu chứng và diễn tiến bệnh ho gà như thế nào?

2.1. Bệnh ho gà có những triệu chứng gì?

Khi trẻ mới nhiễm bệnh, dấu hiệu không rõ rệt, khiến nhiều cha mẹ lầm với những bệnh khác.

– Xuất hiện những triệu chứng giống như khi trẻ bị cảm lạnh.

– Trẻ có thể ho nhẹ, sốt nhẹ.

Trong vòng 5 – 10 ngày sau khi nhiễm bệnh, các triệu chứng của bệnh mới bắt đầu bộc lộ rõ rệt:

– Những cơn ho trở nên nặng hơn.

– Thời gian mỗi cơn ho dài hơn khiến trẻ rũ rượi, không thể kìm nín được

– Sau khi ho, trẻ có biểu hiện thở mạnh, thở rít, có tiếng như gà gày.

– Các cơn ho có cả đờm trong suốt,

Khi mắc bệnh, trẻ có thể ho nhẹ, sốt nhẹ nên nhiều cha mẹ không phát hiện được bệnh ho gà như thế nào.

Khi mắc bệnh, trẻ có thể ho nhẹ, sốt nhẹ nên nhiều cha mẹ không phát hiện được bệnh ho gà như thế nào.

2.2. Ở trẻ, diễn tiến của bệnh ho gà như thế nào?

Theo Cục Y tế dự phòng, tiến triển của bệnh ho gà sẽ bao gồm các giai đoạn sau:

– Giai đoạn ủ bệnh: Thời gian trung bình là 9 – 10 ngày, có những trường hợp chỉ 6 ngày hoặc kéo dài lên đến 20 ngày.

– Giai đoạn viêm long (tiền triệu): Thời gian thường là 1 – 2 tuần, đi kèm các triệu chứng sốt nhẹ, ho nhẹ húng hắng, chảy mũi, hắt hơi.

– Giai đoạn khởi phát: Thời gian trung bình là 1 tháng, có khi là 1 tháng rưỡi. Giai đoạn này trẻ sẽ ho thành từng cơn:

+ Trẻ ho rũ rượi, mỗi cơn gồm 15 – 20 tiếng ho liên tiếp. Việc ho nhiều khiến trẻ có biểu hiện mắt đỏ, mặt tím tái, nổi tĩnh mạch cổ, chảy nước mắt nước mũi. Nguyên nhân là vì trẻ bị thiếu oxy.

+ Xuất hiện các cơn thở rít sau mỗi cơn ho do thiếu oxy và “lấy đà” cho các cơn ho tiếp theo.

+ Sau đó, trẻ sẽ khạc ra các cục đờm màu trắng trong, dính nhầy như lòng trắng trứng.

+ Khi kết thúc cơn ho, trẻ cảm thấy bơ phờ mệt mỏi, mạch nhanh, thở gấp, có thể nôn và vã mồ hôi. Bên cạnh đó, trẻ có thể có một số triệu chứng: Nặng mặt và mí mắt, lưỡi đỏ loét, thậm chí có sốt nhẹ.

+ Các cơn ho có thể xuất hiện đột ngột, nhưng thường nghiêm trọng về đêm.

– Giai đoạn hồi phục: Trong khoảng 2 – 3 tuần sau giai đoạn khởi phát, các cơn ho giảm dần, trẻ giảm sốt. Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn có thể tái diễn và gây ra viêm phổi.

Ở giai đoạn khởi phát, trẻ ho rũ rượi, mỗi cơn gồm 15 – 20 tiếng ho liên tiếp, khiến trẻ có biểu hiện mắt đỏ, mặt tím tái, nổi tĩnh mạch cổ, chảy nước mắt nước mũi...

Ở giai đoạn khởi phát, trẻ ho rũ rượi, mỗi cơn gồm 15 – 20 tiếng ho liên tiếp, khiến trẻ có biểu hiện mắt đỏ, mặt tím tái, nổi tĩnh mạch cổ, chảy nước mắt nước mũi…

3. Những biến chứng nghiêm trọng của bệnh ho gà

– Thông thường, biến chứng của bệnh ho gà ở trẻ là các bệnh: Viêm phế quản, viêm phổi do bội nhiễm, các con ho kéo dài khiến trẻ ngừng thở. Ở trẻ dưới 1 tuổi, biến chứng nghiêm trọng nhất có thể là tử vong.

– Những cơn ho dồn dập, kéo dài còn khiến trẻ có nguy cơ bị lồng ruột, thoát vị và sa trực tràng. Trường hợp nặng, trẻ còn có thể bị vỡ phế nang, tràn khí màng phổi hoặc khí trung thất.

– Ngoài ra, theo thống kê thì trẻ mắc bệnh ho gà còn gây ra biến chứng viêm não. Tuy là tỷ lệ thấp (0,1%), hiếm gặp nhưng đây lại là biến chứng để lại di chứng nặng nề nhất.

4. Điều trị và phòng bệnh ho gà như thế nào?

4.1. Điều trị bệnh ho gà ở trẻ

Cách ly tại nhà là một trong những cách điều trị bệnh hiệu quả và đơn giản nhất. Khi trẻ mắc bệnh, cha mẹ nên để bé ở nhà, hạn chế tiếp xúc người lạ và đến những nơi đông người để hạn chế nguy cơ lây nhiễm.

Ngoài ra, cha mẹ nên nhắc nhở trẻ đeo khẩu trang hoặc dùng tay, dùng giấy để che miệng và mũi mỗi khi ho hoặc hắt xì. Sau đó vứt giấy vào thùng rác có nắp đậy và rửa tay với xà phòng.

Đối với những trường hợp trẻ bị ho gà nặng thì cần phải nhập viện để có thể điều trị sớm và kịp thời.

4.2. Phòng ngừa bệnh ho gà hiệu quả

Cách tốt nhất để giúp trẻ phòng ngừa bệnh ho gà là tiêm vắc xin. Vắc xin ho gà tại Việt Nam có trong các loại vắc xin kết hợp như:

Vắc xin Infanrix Hexa hoặc Hexaxim 6 trong 1,

– Vắc xin ComBE Five  hoặc Pentaxim vắc xin 5 trong 1

– Vắc xin Tetraxim 4 trong 1

– Vắc xin Adacel 3 trong 1.

Cách tốt nhất để giúp trẻ phòng ngừa bệnh ho gà là tiêm vắc xin.

Cách tốt nhất để giúp trẻ phòng ngừa bệnh ho gà là tiêm vắc xin.

Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể phòng bệnh cho bé bằng một số cách sau:

– Cho bé đeo khẩu trang khi ra ngoài, đến những nơi đông người.

– Ăn nhiều rau củ, trái cây để bổ sung vitamin, tăng sức đề kháng.

– Duy trì vận động thể thao như chạy bộ, bơi lội, đạp xe…

Với những thông tin vừa được chia sẻ, hy vọng đã phần nào giúp các mẹ có được những kiến thức cơ bản về bệnh ho gà ở trẻ, cũng như cách điều trị và phòng bệnh. Chúc các bé luôn khỏe mạnh và ăn ngoan chóng lớn!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital