Mẹ bầu sinh con so luôn có nhiều bỡ ngỡ. Vì vậy, trong bất cứ trường hợp nào, nhất là với những tình huống gặp vấn đề sức khỏe trong thai kỳ, các mẹ đều cần được theo dõi, hướng dẫn để có thể sẵn sàng cho lần “vượt cạn” đầu tiên. Mẹ bầu Trần Mai Hương cũng là một trong những thai phụ sinh con so, khá lúng túng khi được chẩn đoán dư ối, tiểu đường thai kỳ và thai bị dây rốn quấn cổ.
Menu xem nhanh:
1. Sinh con so với nhiều nỗi lo về tình trạng sức khỏe, trạng thái thai nhi
Trong hành trình mang thai, mẹ bầu có thể sẽ phải trải qua rất nhiều vấn đề, cần giữ gìn, chăm sóc sức khỏe theo chế độ đặc biệt để có thể tới với ngày “vượt cạn” một cách an toàn.
1.1. Sinh con với nhiều nỗi lo về tình trạng sức khỏe
Mỗi một người phụ nữ khi mang thai đều mong muốn sức khỏe thai kỳ được đảm bảo, nhất là phụ nữ sinh con so. Tuy nhiên, quá trình mang thai lại không hề đơn giản. Khi cơ thể xảy ra nhiều thay đổi, từ hormone, cân nặng tới thể chất, nhiều vấn đề cũng xảy ra, thậm chí có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe chung của thai phụ và thai nhi.
Với trường hợp của mẹ bầu Trần Mai Hương, trong thời gian mang thai, chị gặp tình trạng tiểu đường thai kỳ, dư ối. Theo dõi sức khỏe thai kỳ ở từng mốc tuần thai quan trọng tại Thu Cúc TCI, chị Hương chia sẻ:
“Mình có thực hiện khám thai, kiểm tra sức khỏe thai định kỳ theo từng tuần quan trọng tại Thu Cúc TCI. Thông thường, mỗi mốc tuần thai mình đều được cân đo, kiểm tra tim, phổi, lấy máu làm xét nghiệm, xét nghiệm nước tiểu và siêu âm thai. Mỗi buổi khám, sau khi hoàn thành các dịch vụ cần làm, bác sĩ chuyên khoa sẽ đọc kết quả ngay và lưu ý tới mình những vấn đề cần thiết, thông báo tình trạng sức khỏe thai kỳ hiện tại ra sao.
Nhờ đó, mình được biết bản thân bị tiểu đường thai kỳ sau khi thực hiện nghiệm pháp dung nạp đường, bị dư ối. Qua siêu âm, bác sĩ cũng cho mình hiểu rõ hơn về tình trạng dư ối đang ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe và sự phát triển của con.”
Tiểu đường thai kỳ là một bệnh lý thường gặp, rất phổ biến ở phụ nữ mang thai. Bệnh lý này thường được phát hiện qua việc thực hiện nghiệm pháp dung nạp đường glucose ở tuần 24 đến 28. Thời điểm này, kết quả xét nghiệm cho ra sẽ thể hiện chính xác nhất mức độ tiểu đường thai kỳ của các mẹ, đồng thời cũng cho thấy tình trạng này liệu có ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi không, có làm thay đổi phương án sinh nở của chị em không.
Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, đa phần đều do chế độ ăn uống chưa phù hợp, nạp nhiều đường, đồ ngọt trong quá trình mang thai. Ngoài ra, một số trường hợp có thể bắt nguồn từ việc mẹ bầu bị thừa cân, béo phì hoặc mắc một số bệnh lý như buồng trứng đa nang, tiền sử bị tiểu đường, cao huyết áp,…
Trường hợp của chị Hương rất may mắn, do được thực hiện nghiệm pháp dung nạp đường ở mốc tuần thai cần thiết, được bác sĩ chuyên khoa Sản hỗ trợ, tư vấn điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng mà tiểu đường thai kỳ của chị không quá ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi. Những trường hợp tiểu đường thai kỳ nghiêm trọng, thai nhi có thể bị suy hô hấp, sinh non, tăng hồng cầu, vàng da sơ sinh,…
Không chỉ lo lắng về tình trạng tiểu đường thai kỳ, chị Hương còn khá quan ngại về sức khỏe của bản thân và con khi bác sĩ chẩn đoán dư ối qua siêu âm.
Theo các bác sĩ sản phụ khoa, nước ối là dung dịch bao gồm nước tiểu, dịch tiết từ phổi thai nhi, dịch tiết từ hệ thống tuần hoàn của mẹ, từ nội sản mạc và dịch được khuếch tán qua dây rốn.
Nước ối đóng vai trò quan trọng với sự tồn tại và phát triển của thai nhi. Nó giúp tái tạo năng lượng, cung cấp dưỡng chất cho thai nhi, bảo vệ thai khỏi các cơn co tử cung, vi khuẩn bên ngoài.
Lượng nước ối của phụ nữ mang thai thường đạt 250 – 600 ml lúc thai nhi từ 16 đến 32 tuần tuổi. Lượng nước ối tăng dần theo tuổi thai và đến khoảng tuần thứ 34 của thai kỳ nước ối sẽ đạt 800ml. Cứ như vậy, đến khi thai nhi 36 tuần tuổi, lượng nước ối sẽ đạt mức cao nhất 1000ml. Sau đó, nó sẽ giảm dần còn khoảng 600 – 800ml vào khoảng thời gian trước khi sinh.
Tuy nhiên khi một số bất thường trong cơ thể xảy ra sẽ khiến cho mực nước ối nhiều hơn mức bình thường này gấp hai hay ba lần. Từ đó, mẹ bầu gặp tình trạng dư ối. Đây cũng là vấn đề ở thai phụ Trần Mai Hương.
Tình trạng dư ối nếu không được kiểm soát kịp thời sẽ dẫn đến chuyển dạ sớm, thai gặp các vấn đề, dị tật nội tạng, tăng nguy cơ bong nhau thai, sa dây rốn,… Trường hợp chị Mai Hương, tình trạng dư ối cũng đã nằm trong tầm kiểm soát qua từng tuần thai được thăm khám, theo dõi sát sao bởi các bác sĩ Sản khoa.
1.2. Dây rốn quấn cổ, vấn đề khiến nhiều thai phụ “mất ăn, mất ngủ”
Tình trạng dây rốn quấn cổ đã không còn quá hiếm gặp. Thực tế hiện nay, dây rốn quấn cổ là vấn đề mà tới 80% thai phụ gặp phải. Tuy nhiên, theo chia sẻ của các bác sĩ Sản khoa Thu Cúc TCI, các mẹ bầu không nên quá lo ngại vấn đề này.
Vì dây rốn được bao bọc bởi 1 lớp wharton và có độ đàn hồi, co giãn khá cao nên khi quấn quanh cổ bé, dây rốn không gây ra ảnh hưởng quá nghiêm trọng. Thậm chí, trong nhiều trường hợp, bé có thể tự tháo dây rốn quấn cổ. Còn khi chuyển dạ, dây rốn quấn cổ có thể cản trở đến quá trình đi xuống của bé. Tuy nhiên, nếu dây rốn của bé đủ dài thì quá trình em bé được đẩy ra ngoài sẽ không bị cản trở. Quá trình siêu âm là rất quan trọng, có thể xác định được khung chậu, trọng lượng thai nhi để từ đó tiên lượng phương án sinh nở phù hợp.
Chị Mai Hương được chẩn đoán dây rốn quấn cổ 2 vòng thai. Tình trạng không quá đáng ngại. Tuy nhiên, cùng với tình trạng sức khỏe như trên, chị Hương vẫn được chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn.
2. Sinh con lần đầu, tuy nhiều khó khăn nhưng vẫn có cái kết viên mãn
Mang thai với nhiều vấn đề sức khỏe, chị Hương không tránh khỏi cảm giác lo lắng, hồi hộp. Tuy nhiên. với sự động viên của đội ngũ y bác sĩ, điều dưỡng ekip Sản Thu Cúc TCI, chị đã có thể tự tin và vững tâm hơn khi bước vào phòng sinh.
Trước khi vào phòng sinh, điều dưỡng đã cẩn thận kiểm tra lại thông tin cũng như xác nhận tình trạng hiện tại của chị Mai Hương. Chị Hương được hướng dẫn vào phòng sinh, thực hiện sát trùng vùng lưng và tiến hành gây tê tủy sống.
Sau đó, điều dưỡng thực hiện gắn các điện cực nhằm giúp theo dõi sức khỏe của chị Hương trong quá trình sinh con. Đối với các mẹ đi sinh, đặc biệt là sinh mổ thì điều này là vô cùng quan trọng.
Lúc này, bác sĩ phụ trách chính ca sinh của chị Hương cũng đã chuẩn bị xong. Bác sĩ Chẻo Thị Lưu là một trong số những gương mặt quen thuộc với nhiều sản phụ đã từng sinh nở tại Thu Cúc TCI. Với nhiều năm kinh nghiệm, bác sĩ Lưu đã tiếp nhận rất nhiều ca sinh mổ, sinh khó và đều rất “mát tay” với những ca sinh mà bác sĩ thực hiện.
Thực hiện một đường rạch mảnh, nhỏ dưới thành bụng của thai phụ, bác sĩ Lưu thành công đưa em bé ra ngoài một cách dễ dàng. Sau đó, em bé nhanh chóng được gỡ 2 vòng dây rốn quấn cổ và chuyển tới cho các bác sĩ khoa Nhi kiểm tra tình trạng sức khỏe, thể trạng hiện tại.
Sau khi kiểm tra, các bác sĩ Nhi khoa cho biết tình trạng sức khỏe bé ổn định, phản xạ tốt, sắc thái da dẻ hồng hào. Cân nặng của bé đạt 3,4kg. Vậy là mẹ Hương đã thành công sinh hạ một tiểu công chúa khỏe mạnh, đáng yêu. Em bé được đưa về giường sinh để thực hiện áp da cùng mẹ. Lúc này, mẹ Hương cũng đang được các bác sĩ chăm sóc, lấy nhau thai, vệ sinh tử cung và khâu thẩm mỹ lại vết mổ.
Đây là lần sinh nở đầu tiên, cũng là lần sinh nở thành công với chị Hương. Sau bao lo nghĩ, bao ngày tháng vất vả mang nặng, giờ đây, chị Hương không thể rời mắt khỏi thiên thần nhỏ vừa mới chào đời, đang nằm gọn trong vòng ngực của mình. Sau khi em bé được áp da cùng mẹ, điều dưỡng đã đưa bé tới phòng riêng gặp bố. Em bé nhận được sự chào đón của cả gia đình ngay từ những phút giây đầu đời.
3. Đi sinh tại TCI, mẹ được trải qua từng cung bậc cảm xúc
Đi sinh tại Thu Cúc TCI, các mẹ luôn được trải qua một hành trình với trọn vẹn những cung bậc cảm xúc khác nhau. Ban đầu, khi mới được chẩn đoán những vấn đề đặc biệt trong thai kỳ, chị Mai Hương cũng đã có rất nhiều nỗi lo, rất nhiều băn khoăn đi cùng với hồi hộp. Thế nhưng, với sự động viên, nhiệt tình cùng quá trình theo dõi sát sao từ các bác sĩ chuyên khoa Sản của Thu Cúc TCI, chị Hương dần củng cố được tinh thần, tư tưởng thoải mái hơn để cải thiện sức khỏe thai kỳ ngày một tốt.
Trong quá trình đi sinh, chị cũng nhận được sự quan tâm, hỗ trợ hết mình từ ekip Sản. Bên cạnh nỗ lực của các bác sĩ, đội ngũ điều dưỡng cũng không ngừng săn sóc, theo dõi từng diễn biến huyết áp, nhịp tim của chị Hương trong suốt hành trình “vượt cạn”, giúp thai phụ thoải mái hơn trong quá trình chờ đợi con yêu chào đời.
Sau khi sinh nở, khoảng thời gian lưu viện cũng đã giúp chị Hương có thể nghỉ ngơi tuyệt đối, tận hưởng trọn vẹn những giây phút bên con. Mọi hoạt động trong ngày đều có điều dưỡng hỗ trợ, mẹ và bé được chăm sóc tốt với những dịch vụ như tắm bé, vệ sinh cho mẹ và bé, đưa thuốc, thay bỉm, phục vụ cơm cữ dinh dưỡng 3 bữa/ngày,… Cuối cùng, chị Mai Hương đã có một hành trình đi sinh với đủ mọi cung bậc cảm xúc và sự hài lòng.
Nếu mẹ bầu nào cũng đang băn khoăn về việc lựa chọn địa chỉ đi sinh phù hợp, đừng ngại liên hệ Thu Cúc TCI để được chúng tôi tư vấn, hỗ trợ và lắng nghe những mong muốn của các bạn nhé!