Mẹ bầu bị đau đầu kéo dài phải làm sao?

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Văn Doanh

Trưởng khoa Khám bệnh

Đau đầu khi mang thai là một trong những hiện tượng phổ biến, đây không phải là hiện tượng bất thường nhưng nếu bị đau đầu kéo dài thì các mẹ tuyệt đối không được chủ quan.

1. Nguyên nhân gây đau đầu kéo dài

Theo các bác sĩ trong những tháng đầu của thai kỳ, lượng máu lưu thông tăng đột  sẽ dẫn đến các cơn đau âm ỉ, kéo dài 2 bên thái dương hoặc sau gáy. Ngoài ra, nếu  mẹ bầu thiếu ngủ, mệt mỏi, căng thẳng, dị ứng, trầm cảm hoặc sử dụng các chất kích thích cũng có thể gây nên các cơn đau đầu.

me-bau-bi-dau-dau-keo-dai-phai-lam-sao-1-min

Đau đầu khi mang thai là một trong những hiện tượng phổ biến

Nếu bị đau đầu trong 3 tháng đầu thai kỳ thì trong 3 tháng tiếp theo khi các kích thích tố đã ổn định, cơ thể đã dần thích nghi với sự thay đổi, phát triển của thai nhi thì mẹ bầu sẽ không bị đau đầu nữa.

2. Những triệu chứng cần lưu ý khi bị đau đầu

Hầu hết các hiện tượng đau đầu khi mang thai đều vô hại nhưng trong một số trường hợp sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi xuất hiện tình trạng đau đầu kéo dài hoặc những triệu chứng như đau nửa đầu.

Hiện tượng đau một bên đầu có thể đi kèm một số triệu chứng khác như buồn nôn, ói mửa, nhạy cảm với tiếng ồn hoặc ánh sáng. Đặc biệt bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu không được điều trị kịp thời.

me-bau-bi-dau-dau-keo-dai-phai-lam-sao-2-min

Bị đau đầu kéo dài ảnh hưởng đến cả mẹ bầu và thai nhi

Trong trường hợp đau đầu ở 3 tháng giữa hoặc cuối thai kỳ có thể là triệu chứng của tiền sản giật . Đây là một trong những hội chứng thai kỳ nghiêm trọng bao gồm huyết áp cao, protein trong nước tiểu và một số thay đổi khác.

Nếu là lần đầu mang thai và  đang ở 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ có xuất hiện kèm theo một số triệu chứng như đau đầu, thị giác thay đổi, sốt, buồn nôn, tăng cân đột ngột, phù nề tay, chân, mặt… các mẹ cần đến gặp bác sĩ ngay để đo huyết áp và kiểm tra nước tiểu ngay để tránh bị tiền sản giật.

3. Điều trị và phòng tránh đau đầu khi mang thai

Nhiều mẹ bầu khi bị đau đầu kéo dài thường thắc mắc có nên dùng thuốc giảm đau hay không. Theo các bác sĩ, dùng thuốc trị đau đầu để xoa dịu các cơn đau khá an toàn nếu dùng đúng liều lượng nhưng với mẹ bầu khi mang thai lại không nên dùng những loại thuốc này , bởi sẽ ảnh hưởng đến em bé. Nếu mẹ bầu bị đau nửa đầu thì hãy tham khảo tư vấn của bác sĩ để có hướng xử trí kịp thời.

Để tránh bị đau đầu kéo dài trong thai kỳ các mẹ có thể thực hiện một số phương pháp dưới đây:

Xác định nguyên nhân và tìm cách phòng tránh: Các bác sĩ thường khuyên các các mẹ nên ghi lại nhật ký mang thai để theo dõi tình trạng sức khỏe của bạn cũng như thai nhi qua từng thời kỳ. Các mẹ có thể ghi lại bất cứ điều gì, từ việc ăn uống, vận động  hay những bất thường mà cơ thể gặp phải. Việc làm này rất có lợi và giúp các bác sĩ xác định được nguyên nhân cụ thể và có hướng điều trị kịp thời.

me-bau-bi-dau-dau-keo-dai-phai-lam-sao-3-min

Thư giãn giúp mẹ bầu không bị đau đầu khi mang thai

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học. Một số nguyên nhân gây đau nửa đầu có thể liên quan đến các loại thực phẩm có chứa các chất như bột ngọt, sulfite, nitrit, chất ngọt nhân tạo, socola,…

Tránh đến những nơi có tiếng ồn quá lớn, không hút thuốc lá và hạn chế sử dụng những loại đồ uống có chứa cafein

Bổ sung nước đầy đủ, không nên để cơ thể quá khát hoặc quá đói. Để ngăn chặn lượng đường trong máu xuống thấp, các mẹ hãy chia nhỏ từng bữa ăn để cơ thể không bị bỏ đói.

me-bau-bi-dau-dau-keo-dai-phai-lam-sao-4-min

Tham khảo tư vấn của bác sĩ để có thai kỳ khỏe mạnh

Các mẹ hãy thư giãn bằng việc tắm bằng nước ấm, sử dụng những liệu pháp massage, tập thể dục nhẹ nhàng để xoa dịu các cơn đau đầu. Ngủ đủ giấc, hạn chế mệt mỏi, căng thẳng.

Trên đây là những phương pháp giúp mẹ bầu khắc phục hiện tượng đau đầu kéo dài trong thai kỳ. Đau đầu trong thai kỳ có thể không nguy hiểm nhưng nếu đau đầu kéo dài thì các mẹ cần phải lưu ý. Hãy thực hiện khám thai định kỳ để kiểm soát tình hình sức khỏe, đồng thời tham khảo các tư vấn của bác sĩ để có thai kỳ khỏe mạnh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital