Thời gian xuất hiện máu báo có thai thường gần với thời gian ra máu kì kinh, vì vậy mà chị em dễ bị nhầm lẫn. Hãy phân biệt xem máu kinh nguyệt và máu có thai khác nhau thế nào?
Menu xem nhanh:
1. Máu kinh nguyệt và máu có thai
Máu kinh nguyệt là hiện tượng lặp lại hàng tháng ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Trong chu kỳ kinh, cơ thể phụ nữ phóng thích trứng vào giai đoạn phóng noãn. Trước khi phóng noãn, nội mạc tử cung- lớp bao phủ bề mặt tử cung xây dựng theo kiểu đồng bộ hóa. Sau khi phóng noãn, nội mạc thay đổi chuẩn bị cho trứng thụ tinh làm tổ. Tuy nhiên khi không xảy ra thụ tinh, tử cung loại bỏ lớp nội mạc và các sản phẩm của máu kỳ kinh xuất hiện.
Máu báo thai xuất hiện là do quá trình làm tổ của thai nhi, sau khi trứng gặp tinh trùng tạo thành phôi thai. Phôi thai di chuyển vào buồng tử cung, trong quá trình di chuyển, phôi bám vào thành tử cung nhận các chất dinh dưỡng từ người mẹ. Khi phôi thai đi vào tử cung làm tổ, sẽ xảy ra quá trình xâm lấn vào niêm mạc tử cung gây tình trạng bong tróc ở màng tử cung dẫn đến xuất huyết. Đó là máu báo thai.
2. Phân biệt máu kinh nguyệt và máu có thai thế nào?
2.3. Máu báo thai:
- Màu máu: Máu báo thai thường có màu hồng phớt, hoặc màu nâu.
- Lượng máu: Lượng máu ít, ra đều đều như nhau ở mỗi ngày.
- Tính chất máu: Không kèm dịch nhầy, không có máu cục.
2.4. Máu kỳ kinh:
- Màu máu: Máu kỳ kinh có màu đỏ thẫm.
- Lượng máu: máu kinh nguyệt nhiều, kéo dài thường là 3-5 ngày, ít ở ngày đầu và ra nhiều ở những ngày tiếp theo, các ngày gần cuối lượng máu giảm dần và hết.
- Tính chất: Kèm theo máu là những dịch nhầy ở cổ tử cung, một số mảnh niêm mạc bong tróc và thỉnh thoảng có cục máu đông.
3. Một số trường hợp ra máu âm đạo bất thường khác
– Máu ra nhiều đỏ tươi từng cục kèm sốt cao bụng dưới đau tức… có thể là dấu hiệu động thai, sảy thai.
– Máu âm đạo kéo dài, màu nâu đen kèm theo tình trạng thường xuyên bị chuột rút, đau một bên vùng bụng… thì cần đi thăm khám bác sĩ sớm, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo mang thai ngoài tử cung.
– Ra máu kinh nguyệt bất thường kèm tình trạng ngứa rát vùng kín, dịch tiết âm đạo thay đổi, nhiều hơn, vùng kín có mùi hôi… có thể là dấu hiệu bệnh phụ khoa ở phụ nữ.
4. Làm gì khi bị ra máu âm đạo bất thường?
– Nếu thấy máu âm đạo bất thường cần dùng băng vệ sinh xác nhận rằng máu có màu gì.
– Nếu nghi ngờ máu báo có thai có thể dùng que thử thai xác nhận hoặc đến các cơ sở y tế chuyên khoa để làm xét nghiệm.
– Nếu ra máu âm đạo kèm các bất thường khác như đau bụng dưới, chuột rút dữ dội, ngứa vùng kín… thì cần đi thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và xử trí kịp thời.
Máu kinh nguyệt và máu có thai phân biệt thế nào? Cần làm gì khi chảy máu âm đạo? Hi vọng rằng thông qua kiến thức mà chúng tôi cung cấp bạn đọc đã có được chia sẻ hữu ích.