Mất ngủ dậy sớm và cách cải thiện

Tham vấn bác sĩ

Mất ngủ dậy sớm là một trong những rối loạn thần kinh gây ra nhiều hậu quả tiêu cực với sức khỏe và tinh thần của người bệnh. Do đó, cần xác định đúng nguyên nhân và điều trị từ sớm để ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng.

1. Hiểu đúng về mất ngủ và phân loại

Mất ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ với nhiều dạng thức khác nhau, bao gồm:

Mất ngủ dậy sớm

– Khó đi vào giấc, trằn trọc và trăn trở rất lâu

– Thức dậy giữa đêm và khó ngủ lại, mất nhiều thời gian mới chợp mắt được

– Ngủ không sâu, chập chờn, ngủ dậy mệt mỏi

Người bị mất ngủ còn thường xuyên buồn ngủ, mệt mỏi khi thức dậy. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công việc và cuộc sống.

Hiện nay, mất ngủ được chia thành 2 dạng chính như sau:

– Mất ngủ cấp tính: mất ngủ không thường xuyên, không kéo dài liên tục và chỉ diễn ra không quá 1 tháng.

– Mất ngủ mạn tính: là tình trạng mất ngủ thường xuyên, lặp đi lặp lại, kéo dài từ 1 tháng trở lên.

2. Mất ngủ dậy sớm và một số biểu hiện khác

Một người trưởng thành cần ngủ đủ từ 7 đến 8 tiếng trong điều kiện ngủ sâu. Ngủ là khoảng thời gian cho con người nghỉ ngơi, phục hồi và tái tạo năng lượng. Từ đó, sức khỏe thể chất lẫn tinh thần được đảm bảo, sẵn sàng làm việc, học tập, vui chơi. Một giấc ngủ chất lượng là đem lại cảm giác thư giãn, khỏe khoắn và tỉnh táo.

Mất ngủ kéo dài ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và sức khỏe của người. Khi ngủ không đủ, ngủ không sâu, cơ thể sẽ uể oải, mệt mỏi, yếu sức. Tình trạng này kéo dài không được điều trị là yếu tố hàng đầu làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm. Bên cạnh đó, chứng mất ngủ còn gây ra nhiều vấn đề tâm lý như trầm cảm, u uất, … Điều nguy hiểm là tình trạng mất ngủ đang gia tăng và có xu hướng trẻ hóa trong xã hội hiện đại. Một số biểu hiện của chứng mất ngủ kéo dài bao gồm:

2.1. Mất ngủ dậy sớm, trằn trọc thao thức, khó ngủ lại

Ai đã từng mất ngủ sẽ hiểu cảm giác khó chịu, mệt mỏi mà tình trạng này gây ra. Người bị mất ngủ thường thao thức rất lâu mới ngủ được, nếu ngủ được thì cũng thức dậy sớm và khó ngủ lại, khi ngủ thường có cảm giác tỉnh táo, không sâu giấc. Đi kèm với đó là tình trạng mệt mỏi, thường xuyên cáu kỉnh và tinh thần căng thẳng.

Mất ngủ dậy sớm là triệu chứng điển hình của mất ngủ

Thức dậy sớm, không thể ngủ lại là triệu chứng điển hình của mất ngủ

2.2. Đau đầu

Biểu hiện này khá phổ biến ở những người bị mất ngủ kéo dài. Nguyên nhân là do các tế bào thần kinh không được cung cấp đủ máu vì vậy dễ bị tổn thương, căng thẳng. Do đó, người bị mất ngủ thường bị những cơn đau nhức đầu hành hạ ở mức độ khác nhau. Thông thường, đau đầu diễn ra về đêm và sáng sớm.

2.3. Mệt mỏi, chán ăn

Khi chất lượng giấc ngủ không đảm bảo, cơ thể không đủ thời gian và điều kiện thuận lợi để phục hồi năng lượng. Chính vì vậy, người bệnh mất ngủ sẽ mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon miệng dẫn đến suy nhược cơ thể.

2.4. Suy giảm trí nhớ, mất tập trung

Với những người bị mất ngủ kéo dài và không điều trị sớm có thể dẫn đến suy giảm trí nhớ. Bên cạnh đó, người bệnh cũng khó tập trung học tập hoặc làm việc.

2.5. Rối loạn tâm lý

Nếu chủ quan để tình trạng mất ngủ kéo dài sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngoài tác hại làm cơ thể suy nhược, mất ngủ còn là nguyên nhân gây rối loạn tâm thần kinh đặc biệt là bệnh trầm cảm.

3. Phương pháp điều trị và cải thiện chứng mất ngủ

Để cải thiện tình trạng mất ngủ, người bệnh cần thăm khám để xác định đúng nguyên nhân. Từ đó bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp, an toàn. Một số biện pháp chữa mất ngủ mạn tính bao gồm:

3.1. Vệ sinh giấc ngủ

Đây là những hành vi nhằm cải thiện môi trường xung quanh để thúc đẩy giấc ngủ đạt chất lượng tốt hơn. Việc vệ sinh giấc ngủ rất đơn giản nhưng cần thực hiện kiên trì, liên tục để đạt hiệu quả tích cực. Các phương pháp vệ sinh giấc ngủ chúng ta có thể áp dụng bao gồm:

– Thức giấc cùng một khung giờ hàng ngày

– Không dùng chất kích thích (cà phê, thuốc lá, rượu bia) vào chiều muộn hoặc buổi tối.

– Tăng cường vận động, tập luyện vào buổi sáng

– Tránh xa các sự kiện gây xúc động mạnh, nên đọc sách, nghe nhạc nhẹ nhàng

– Massage và ngâm chân bằng nước ấm khoảng 20 phút trước khi ngủ

– Không nên ăn quá no, ăn đồ cay nóng, chiên rán vào bữa tối

– Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử bao gồm điện thoại, máy tính, TV, … trước giờ ngủ

– Chọn nệm, gối, ga giường êm ái, dễ chịu

– Xây dựng không gian ngủ với nhiệt độ lý tưởng, ánh sáng phù hợp

3.2. Chế độ dinh dưỡng

Người bị mất ngủ nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm tốt cho giấc ngủ như:

– Trà hoa cúc

– Trà sen

– Hạt sen

– Chuối

– Sữa ấm

– Hạt óc chó

– Hạt hạnh nhân

Trà hoa cúc giúp an thần, ngủ ngon, cải thiện tình trạng mất ngủ dậy sớm

Trà hoa cúc giúp an thần, ngủ ngon, ngủ sâu từ đó nâng cao chất lượng giấc ngủ

3.3. Liệu pháp tâm lý

Tâm lý đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị mất ngủ mạn tính. Người bệnh nên giữ tâm trí thoải mái, thư giãn, tránh suy nghĩ nhiều để dễ đi vào giấc ngủ. Nếu bị căng thẳng, lo âu kéo dài, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị phù hợp.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể kết hợp ngồi thiền, tập yoga, dưỡng sinh để hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ.

3.4. Điều trị chứng mất ngủ dậy sớm bằng phương pháp nội khoa

Sử dụng thuốc là phương pháp điều trị chứng mất ngủ phổ biến. Đây là phương pháp đem lại hiệu quả trong điều trị cả mất ngủ tiên phát và thứ phát. Tuy nhiên, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định và hướng dẫn bởi bác sĩ. Với mỗi nguyên nhân khác nhau, các loại thuốc điều trị cũng khác nhau. Lưu ý rằng, thuốc điều trị mất ngủ có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn nên người bệnh cần xin tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Người bị mất ngủ dậy sớm cần thăm khám sớm để xác định nguyên nhân chính xác

Thăm khám để xác định nguyên nhân gây mất ngủ và có phác đồ điều trị phù hợp

3.5. Điều trị bằng thuốc Đông y

Điều trị mất ngủ bằng các loại thuốc Đông y như thảo dược hoạt huyết, thông mạch, dưỡng não, bổ huyết cũng giúp cải thiện triệu chứng mất ngủ. Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp mang tính hỗ trợ, khó điều trị tận gốc.

Nhìn chung, mất ngủ ngắn hạn hoặc dài hạn đều gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Do đó, ngay khi mất ngủ, người bệnh nên thăm khám chuyên khoa Nội thần kinh để được chẩn đoán và điều trị sớm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital