Mất ngủ có gây sụt cân không? Làm sao để khắc phục?

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Văn Doanh

Trưởng khoa Khám bệnh

Tình trạng mất ngủ kéo dài có thể gây nhiều hệ lụy đối với cơ thể, trong đó có những thay đổi về cân nặng. Mất ngủ có gây sụt cân không là thắc mắc của rất nhiều người và sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.

1. Tình trạng mất ngủ có gây sụt cân không?

Các chuyên gia cho biết giấc ngủ có vai trò quan trọng đối với sự phục hồi của cơ thể. Một người trưởng thành thường ngủ trung bình 7-8 tiếng mỗi đêm nhưng do nhiều yếu tố tuổi tác, các thói quen xấu, căng thẳng stress, các bệnh lý,…, giấc ngủ của bạn có thể không trọn vẹn. 

Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ nếu chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn (mất ngủ cấp tính) và được khắc phục kịp thời thì thường không gây ảnh hưởng nhiều, người bệnh không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu diễn ra trong thời gian dài (mất ngủ mạn tính) thì bệnh sẽ gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và sức khỏe của người bệnh, trong đó có sự thay đổi bất thường về cân nặng. 

Mất ngủ gây ảnh hưởng như thế nào đến cân nặng?

Tình trạng mất ngủ có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến cơ thể, trong đó có sự thay đổi về cân nặng.

1.2 Mất ngủ có gây sụt cân

Tình trạng mất ngủ kéo dài có thể khiến người bệnh không có cảm giác nghỉ ngơi khi thức dậy. Cảm mệt mỏi, uể oải có thể khiến người bệnh ăn không ngon miệng, chán ăn, buồn nôn thường xuyên.

Một số nghiên cứu chỉ ra khi mất ngủ do căng thẳng, não của bạn tiết ra hormone adrenalin để chống lại sự căng thẳng này. Hormone này có thể khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém đi, gây chán ăn. Ở những người bị trầm cảm, cơ thể sẽ kích hoạt sản xuất hormone corticotropin – một loại hormone ức chế sự thèm ăn.

Điều này có thể khiến cơ thể nhanh chóng bị suy nhược, thậm chí kiệt sức. Các cơ quan không đảm bảo được hoạt động, do đó làm gia tăng nguy cơ thiếu máu não, gây đau đầu, giảm trí nhớ, tai biến, đột quỵ

1.2 Mất ngủ gây tăng cân

Nhiều người thường nghĩ ngủ ít có thể gây sụt cân nên thường cố gắng thức khuya. Điều này có thể làm rối loạn nhịp thức – ngủ, gây mất ngủ thường xuyên. 

Thực tế cho thấy, sau một thời gian sụt cân do mất ngủ, cơ thể sẽ có xu hướng bù trừ, đòi hỏi tăng cường hấp thụ thức ăn. 

Bên cạnh đó quá trình mất ngủ còn kích thích cơ thể tiết ra ghrelin – một loại hormone tạo cảm giác đói, từ đó gây tăng cân đột ngột. Đồng thời thiếu ngủ cũng gây ra sự thiếu hụt leptin (một loại hormone sản sinh từ tế bào mỡ), làm giảm khả năng tiêu hao mỡ, khiến cơ thể không thể đốt cháy được các calo dư thừa. Tình trạng tích tụ mỡ khiến bạn tăng cân nhanh chóng.

Hơn nữa, khi mất ngủ, vùng não điều khiển hoạt động ăn uống thường bị che lấp, khiến người bệnh có xu hướng tìm kiếm những thực phẩm kém lành mạnh như thức ăn nhanh nhiều đường, nhiều dầu mỡ,… từ đó gây tăng cân nhanh. 

Nhiều người bị mất ngủ vào đêm hôm trước có thói quen ngủ bù vào ngày hôm sau. Điều này khiến thời gian vận động giảm đi, làm tăng nguy cơ béo phì. 

Mất ngủ có gây sụt cân không và theo cơ chế nào?

Mất ngủ có thể gây mệt mỏi, chán ăn và gây tình trạng sụt cân trong thời gian đầu. Tuy nhiên sau đó do cơ chế bù trừ nên cơ thể có thể đòi hỏi nạp nhiều thức ăn hơn, gây tăng cân nhanh.

2. Những ảnh hưởng khác

Đến đây hẳn các bạn đã trả lời được câu hỏi “mất ngủ có gây sụt cân không?”. Không chỉ gây ảnh hưởng đến cân nặng, mất ngủ còn gây ảnh hưởng nhiều mặt đến sức khỏe và đời sống của người bệnh như:

– Làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư vú và ung thư đại trực tràng.

– Khiến da dễ lão hóa, tăng tình trạng viêm mụn do phá vỡ collagen.

– Gây mất tập trung, phản ứng chậm với mọi thứ xung quanh, giảm hiệu suất công việc.

– Khiến người bệnh khó kiểm soát cảm xúc, dễ nóng giận, dễ nổi cáu, làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ xung quanh.

– Làm tăng nguy cơ đột quỵ, mắc bệnh tim mạch, huyết áp và tiểu đường type 2.

– Gây nguy hiểm khi tham gia giao thông hay lao động do thiếu tỉnh táo.

– Ảnh hưởng đến hoạt động của hệ miễn dịch, khiến người bệnh thường xuyên ốm.

– Dễ dẫn tới rối loạn cảm xúc, trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn lưỡng cực.

3. Cần làm gì để cải thiện tình trạng tăng hoặc sụt cân do mất ngủ?

Muốn cải thiện tình trạng thay đổi cân nặng do mất ngủ gây ra, người bệnh cần khắc phục chứng mất ngủ bằng các biện pháp sau:

3.1 Không dùng thuốc

– Thư giãn: Bằng các biện pháp ngâm chân, massage, đọc sách, nghe nhạc,…

– Liệu pháp tâm lý: Giải tỏa những căng thẳng, lo lắng trong cuộc sống, công việc để có một giấc ngủ ngon hơn. Nếu không tự cân bằng được, có thể nhờ đến các chuyên gia tâm lý. 

– Thay đổi chế độ ăn: Ăn những thực phẩm tốt cho giấc ngủ như sữa chua, chuối, cá, hạt sen, cải bó xôi trứng,… Hạn chế các thực phẩm nhiều đường, nhiều dầu mỡ,…

– Thực hành các thói quen ngủ lành mạnh: Không ăn quá no trước khi ngủ, không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, caffein,… không sử dụng các thiết bị điện tử sát giờ ngủ, đi ngủ đúng giờ.

– Thay đổi không gian ngủ: Giữ phòng ngủ sạch sẽ, thoáng mát, ít tiếng ồn, hạn chế ánh sáng quá mạnh,… để giúp cơ thể thư giãn và đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn. 

– Sử dụng các loại trà thảo mộc hoặc tinh dầu giúp dễ ngủ. 

Cách cải thiện giấc ngủ và tình trạng tăng, sụt cân bất thường

Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh có giấc ngủ ngon và duy trì cân nặng lý tưởng.

3.2 Dùng thuốc

Nếu đã áp dụng các biện pháp nêu trên mà tình trạng mất ngủ vẫn không thuyên giảm thì người bệnh nên đi khám chuyên khoa nội thần kinh để xác định nguyên nhân gây mất ngủ và có phác đồ điều trị phù hợp.

Trong các phương pháp điều trị mất ngủ, nội khoa (dùng thuốc) vẫn là phương pháp chủ yếu. Một số loại thuốc điều trị mất ngủ có thể là thuốc an thần, thuốc bình thần, thuốc chống trầm cảm,….

Các loại thuốc này có tác dụng nhất định trong việc chữa bệnh mất ngủ, tuy nhiên có thể mang đến tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, các loại thuốc trị mất ngủ phải được kê đơn bởi các bác sĩ chuyên khoa, người bệnh không tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định từ bác sĩ, chuyên gia y tế.

Ngoài ra, người bệnh cần có biện pháp tăng hoặc giảm cân nếu cần thiết.

Hi vọng bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp mất ngủ có gây sụt cân không cũng như những thông tin khác về bệnh mất ngủ. Để có được những tư vấn và phương pháp điều trị tốt nhất bạn nên thăm khám với các chuyên gia Nội thần kinh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital