Cải thiện chứng mất ngủ không phải lúc nào cũng dùng đến thuốc bởi lạm dụng thuốc sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ. Thay vào đó, người bệnh có thể cải thiện bằng việc thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng. Cùng đọc bài viết sau để được giải đáp “mất ngủ ăn rau gì” và gợi ý thực đơn cho người bệnh nhé.
Menu xem nhanh:
1. Hiểu đúng về mất ngủ
Mất ngủ là tình trạng rối loạn giấc ngủ phổ biến với mọi độ tuổi. Các triệu chứng điển hình của mất ngủ thường là:
– Mất nhiều thời gian trằn trọc mới đi vào giấc ngủ
– Mệt mỏi, đau đầu khi thức dậy
– Đêm ngủ không sâu, chập chờn
– Thức dậy sớm và không thể ngủ tiếp hoặc ngủ không sâu
Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải, khả năng tập trung kém và có nguy cơ tụt huyết áp, trí nhớ suy giảm. Những hậu quả này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Dựa vào thời gian mất ngủ, bệnh được chia thành 2 loại là:
– Mất ngủ mãn tính: tình trạng mất ngủ, khó ngủ kéo dài liên tục hơn 1 tháng.
– Mất ngủ cấp tính: tình trạng mất ngủ, ngủ chập chờn xảy ra dưới 1 tháng.
2. Mất ngủ ăn rau gì? – Gợi ý 8 loại rau cải thiện chứng mất ngủ hiệu quả
Trong bữa ăn hàng ngày, rau cung cấp nhiều dinh dưỡng và dưỡng chất quan trọng. Chúng đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, cụ thể là:
– Giảm hàm lượng cholesterol có trong máu
– Giúp đẹp da, mắt sáng
– Ngăn ngừa ung thư
– Hạn chế tiểu đường
Ngoài những công dụng kể trên, rau còn là thực phẩm giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ. Các nhóm rau tốt cho người đang mất ngủ bao gồm:
2.1. Mất ngủ ăn rau gì? – Rau súp lơ
Đây là loại rau dễ tìm kiếm và có mặt trong danh sách các nhóm rau chữa mất ngủ hiệu quả. Lý do là vì trong súp lơ có nhóm chất tryptophan. Tryptophan đi vào cơ thể kết hợp cùng quá trình trao đổi chất sẽ chuyển hóa thành serotonin. Từ serotonin lại tiếp tục chuyển đổi thành melatonin. Hormone này tác dụng trực tiếp đến não bộ, tạo ra cảm giác buồn ngủ và đem đến giấc ngủ sâu hơn.
Thời điểm lý tưởng nhất để ăn súp lơ là khoảng 3-4 tiếng trước khi ngủ. Nếu ăn gần giờ ngủ sẽ gây ra tình trạng nặng bụng vì nguồn chất xơ trong rau quá lớn. Hơn nữa, những ai bị bệnh gout cũng không nên ăn nhiều do hàm lượng purin trong rau cũng ở mức cao.
Ngoài chất tryptophan, súp lơ cũng cung cấp nguồn glycine dồi dào – đây cũng là chất giúp cải thiện giấc ngủ. Do đó nếu đang khó ngủ, hãy bổ sung súp lơ vào thực đơn ăn uống hàng ngày để thấy sự cải thiện.
2.2. Mất ngủ ăn rau gì? – Rau diếp xoăn
Đây là loại xà lách với lá xoăn, rau chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe. Loại rau này có tác dụng thanh lọc máu, làm mát gan và giải nhiệt hiệu quả. Bên cạnh đó, rau diếp xoăn hỗ trợ tốt trong việc giải tỏa áp lực lên thần kinh nên có khả năng gây buồn ngủ tốt.
2.3. Lá cây hải hồng bì
Lá cây này có thành phần chính là alkaloid và saponin. Hai nhóm chất này sẽ chuyển hóa trong cơ thể và tạo ra melatonin – có công dụng an thần, tạo cảm giác buồn ngủ. Lưu ý rằng khi sử dụng lá cây này để chế biến, cần ăn với lượng vừa phải. Nếu ăn một lúc quá nhiều sẽ gây ra tác dụng ngược, khiến cơ thể mệt mỏi nhưng không thể đi vào giấc ngủ ngay.
2.4. Rau rút
Rau rút còn có tên gọi là rau nhút, đây là loại rau dễ tìm, giá rẻ và chế biến được nhiều món. Rau đem đến nhiều dưỡng chất cho cơ thể như vitamin B12, amin leucine, methionine, threonine,… cùng với hàm lượng protein cao. Do có nhiều thành phần tốt nên rau rút đem đến nhiều công dụng như mát gan, giải nhiệt cơ thể đặc biệt giúp an thần và cải thiện chứng mất ngủ.
2.5. Hoa thiên lý
Thành phần hoa thiên lý bao gồm 3% chất xơ, 2.9% chất đạm, nhóm vitamin B1, B2 và kẽm. Những dưỡng chất này đều là các chất thiết yếu với cơ thể, giúp duy trì hoạt động thể chất và tăng cường sức đề kháng.
Trong y học dân gian, hoa thiên lý cũng được kết hợp với nhiều vị thuốc, sau đó sắc lấy nước để giúp an thần và đem đến giấc ngủ ngon. Vì thế nếu đang mất ngủ, bạn hãy thử tăng cường ăn hoa thiên lý nhiều hơn để thấy giấc ngủ có sự chuyển biến tích cực.
2.6. Rau cải cúc
Trong rau cải cúc có chứa hơn 20 loại acid amin, khoáng chất, vitamin và chất xơ. Đây đều là các chất có thể cải thiện chứng khó ngủ. Hàm lượng vitamin C, protein trong rau giúp giảm căng thẳng, ổn định tâm lý và hạn chế tình trạng thức giấc giữa đêm.
Bên cạnh đó, ăn rau cúc còn tốt cho hệ tiêu hóa và giảm lượng cholesterol trong máu. Đây cũng là loại rau dễ mua, giá rẻ, dễ chế biến nên hãy bổ sung ngay vào thực đơn mỗi ngày.
2.7. Rau lạc tiên
Rau lạc tiên còn có tên gọi là rau chùm bao. Lạc tiên có công dụng an thần, đem lại tác dụng tích cực cho hệ thần kinh nên đem đến giấc ngủ ngon, ngủ sâu.
2.8. Các nhóm rau giàu Magie
Thực phẩm dồi dào Magie cũng đem lại nhiều lợi ích tốt cho giấc ngủ. Khi ăn các nhóm rau đó sẽ khiến bạn dễ ngủ, ngủ sâu, tiêu biểu là rau mồng tơi, rau muống, rau bina, rau dền, hạnh nhân, quả bơ.
3. Lưu ý khi điều trị chứng mất ngủ
Nếu đã áp dụng những biện pháp trên mà chứng khó ngủ vẫn không cải thiện, bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám và chẩn đoán chính xác nhất. Tình trạng mất ngủ kéo dài gây hại tới sức khỏe thể chất và tinh thần. Đồng thời cũng là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm cần điều trị sớm.
Bên cạnh bổ sung các thực phẩm tốt cho giấc ngủ, người bệnh cũng nên thay đổi chế độ sinh hoạt như sau:
– Vận động, tập luyện đều đặn tuy nhiên không nên tập sát giờ ngủ, tập với cường độ mạnh.
– Hạn chế tiếp xúc với ánh sáng xanh khi chuẩn bị đi ngủ.
– Đọc sách, nghe nhạc không lời, ngồi thiền là những việc nên làm.
– Tránh ăn no, ăn quá nhiều món dầu mỡ vào bữa tối.
– Tạo không gian ngủ yên tĩnh, ánh sáng và nhiệt độ lý tưởng.