Mắt lé kim – một tình trạng có thể bắt gặp ở bất kỳ ai và bất kỳ độ tuổi nào. Lé kim thường không quá nặng, song vẫn gây ra không ít ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và tầm nhìn của người bệnh. Vậy, lé kim ảnh hưởng đến chúng ta như thế nào và làm sao để cải thiện? Nếu đây cũng là những gì bạn đọc đang quan tâm thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Thu Cúc TCI nhé!
Menu xem nhanh:
1. Mắt lé kim
Lé kim là hiện tượng lé (lác) ở mắt nhưng với mức độ nhẹ. Nguyên nhân gây lé là do có sự mất cân bằng các cơ quan ngoại nhãn của mắt.
Người bị lé kim thường sẽ có tròng mắt bị lệch hơn so với bình thường. Tuy nhiên rất khó để phát hiện ra được nếu như không quan sát kỹ. Chỉ trong một số trường hợp nặng, người bệnh sẽ có thể tự nhận biết thông qua việc soi gương. Hoặc được người khác phát hiện khi nhìn ở góc nghiêng.
Lé xảy ra khiến cho mắt của người bệnh hay bị mờ, mỏi. Khả năng tập trung kém đi hẳn so với người bình thường. Chức năng thị giác bị cản trở và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra các bệnh lý về mắt. Đồng thời, lé cũng khiến người bệnh dễ bị tự ti về ngoại hình của mình.
Trong thực tế, có rất nhiều các nguyên nhân khác nhau có thể gây ra lé. Tuy nhiên, thường gặp nhất là những trường hợp lé do bẩm sinh (xuất hiện trước 2 tuổi) hoặc lé do bệnh lý (xuất phát từ các bệnh lý khác).
2. Tác hại của mắt lé kim
Nhìn chung, dù không quá nặng nhưng lé kim cũng ít nhiều gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho mắt và cho cả người bệnh. Gây ra nhiều cản trở trong học tập, công việc và sinh hoạt hàng ngày.
2.1 Ảnh hưởng đến thị lực
Lé kim dù nhẹ nhưng vẫn gây trở ngại đến thị lực của mắt. Hai mắt bị lệch hướng nhau khiến cho tầm nhìn bị hạn chế đi nhiều. Hình ảnh mà mắt nhìn thấy trở nên kém chân thực. Đôi khi có triệu chứng nhìn đôi (nhìn một hình thành hai hình khác nhau).
Khi nhìn, người bệnh thường dễ bị mờ, mỏi mắt do phải cố rướn mắt lên để quan sát. Gây ra cảm giác đau đầu và ức chế khi phải nhìn tập trung lâu. Đồng thời tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng gây ra nhiều bệnh lý về mắt khác. VD: Tật khúc xạ (cận, viễn, loạn thị), đục thủy tinh thể,…
Trường hợp trẻ bị lé bẩm sinh trong giai đoạn phát triển sẽ làm giảm thị lực hai mắt. Đi đứng dễ bước hụt, té ngã dẫn đến những chấn thương không mong muốn. Khả năng nhìn tập trung ngày càng kém hơn. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới tương lai nghề nghiệp của trẻ sau này bởi có rất nhiều ngành nghề thường yêu cầu người lao động phải có thị lực tốt.
2.2 Ảnh hưởng đến tâm lý
Đôi mắt xưa nay vốn được coi là nơi cửa sổ tâm hồn. Mặc dù không thể đánh giá một người chỉ thông qua vẻ bề ngoài, tuy nhiên nhiều người vẫn có quan niệm rằng: “Nhất lé, nhì lùn”. Tức ám chỉ những người có hai biểu hiện này thường sống không tốt, chỉ biết nghĩ cho mình. Vì vậy, người bị lé mắt thường ít tạo được thiện cảm với người khác, đặc biệt là trong những lần gặp mặt đầu tiên.
Đồng thời, lé cũng ở mắt cũng làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ trên khuôn mặt. Khiến cho người bệnh luôn cảm thấy tự ti về ngoại hình của mình. Lâu dần sẽ tạo sự e dè trong giao tiếp, khó khăn trong việc xây dựng mối quan hệ với những người xung quanh.
3. Cách cải thiện lé kim
Bản chất của lé kim vẫn là một cấp độ lé nhẹ. Do đó, người bệnh hoàn toàn có thể khắc phục bằng một số phương pháp khác nhau. Trong đó, có những phương pháp luyện tập đơn giản tại nhà mà bạn hoàn toàn có thể áp dụng được.
– Tập bịt mắt và nhìn vào một điểm:
Nếu lé kim bắt nguồn từ tật khúc xạ, trước hết bạn cần phải lựa chọn số kính phù hợp cho mắt. Sau đó, hãy dành ra khoảng 30 phút mỗi ngày cho bài tập luyện bịt mắt nhìn về một điểm.
Bạn hãy vẽ lên tường một chấm tròn sáng, sau đó bịt một bên mắt lại. Dùng mắt còn lại tập trung nhìn vào chấm tròn (điều chỉnh khoảng cách đứng sao cho mắt nhìn rõ và sáng nhất). Đi giật lùi dần, đến khi cảm thấy chấm tròn bắt đầu mờ đi thì ngay lập tức trở về vị trí ban đầu.
Hãy lặp đi lặp lại động tác này hàng ngày trong một khoảng thời gian. Nó sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng lé một cách đáng kể đấy.
– Quan sát đồ vật dạng chuỗi:
Bạn có thể luyện tập bằng cách nhìn vào các hình ảnh dạng chuỗi khác nhau. VD: Một dãy nhà, một hàng cây,… Nhìn một cách lần lượt từ ngôi nhà này đến ngôi nhà khác, từ vật thể này đến vật thể khác.
Giai đoạn đầu mới tập luyện, bạn có thể sẽ cảm thấy khá nhàm chán. Tuy nhiên, hãy cố gắng duy trì thực hiện hàng ngày bởi nó có thể làm hạn chế những tác tại mà cận thị và lé mắt gây ra.
– Rèn luyện tâm lý:
Người bị lé thường hay bị tự ti về ngoại hình của bản thân. Họ rất dễ cảm thấy mặc cảm trong giao tiếp và khó tự tin để tạo dựng các mối quan hệ.
Về vấn đề này, tâm lý đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Người bệnh cần tin tưởng vào chính bản thân và giữ cho mình một tinh thần lạc quan, thoải mái nhất. Đó chính là liều thuốc động lực hữu hiệu giúp bạn chinh phục mọi thử thách và duy trì tập luyện tốt hơn.
– Lối sống lành mạnh:
Bên cạnh luyện tập, bạn hãy xây dựng cho đôi mắt một chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi phù hợp. Đồng thời bổ sung các loại vitamin tốt cho mắt (A, E,…) để mắt luôn được sáng và khỏe mạnh. Hạn chế xem tivi hay tiếp xúc với các thiết bị điện tử quá nhiều. Luôn học tập, làm việc trong môi trường được chiếu sáng phù hợp để bảo vệ đôi mắt.
– Phẫu thuật:
Nhìn chung các phương pháp kể trên chỉ khắc phục một phần chứ không giải quyết được triệt để tình trạng mắt lé kim. Phẫu thuật chính là phương pháp duy nhất giúp định hình lại dáng mắt.
Theo đó, bác sĩ sẽ mổ điều chỉnh lại các cơ vận động, đưa chúng về lại trạng thái bình thường. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể áp dụng kết hợp thêm các kỹ thuật mở rộng góc mắt, cắt mí,… Từ đó giúp mắt trở nên cân đối và hài hòa hơn trên khuôn mặt.
Tuy nhiên, trước khi thực hiện phẫu thuật, người bệnh cần được thăm khám và đánh giá một cách kỹ càng. Đồng thời, chỉ thực hiện phẫu thuật tại các cơ sở uy tín và bởi các bác sĩ chuyên khoa có tay nghề cao. Tránh gây ra biến chứng không mong muốn sau này.
Như vậy, trên đây là những kiến thức về mắt lé kim mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Thông qua bài viết, chắc hẳn bạn đọc đã có thêm những kiến thức hữu ích cho bản thân. Để được giải đáp các thắc mắc liên quan, vui lòng liên hệ với chúng tôi và nhận tư vấn!