Mắt bị mộng thịt và những điều cần lưu ý!

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Xuân Loan

Phó khoa Khám bệnh phụ trách chuyên khoa Mắt

Mắt bị mộng thịt là tình trạng trong mắt xuất hiện một mảng màu hồng trắng. Mảng này thường xuất phát từ góc mắt và lan dần ra che phủ giác mạc, con người khiến cho thị lực bị ảnh hưởng. Để điều trị tình trạng mộng thịt ở mắt, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt mộng và ghép kết mạc.

mắt bị mộng thịt

Mộng thịt là một bệnh lý u ở mắt lan dần từ góc mắt vào sâu trong giác mạc khiến cho thị lực của người bệnh cũng vì thế mà giảm sút theo thời gian.

1. Mắt bị mộng thịt là thế nào?

Mộng thịt là tên gọi chỉ một khối u ở mắt, xuất phát từ góc mắt và lan dần đến giác mạc, che phủ đi giác mạc, con ngươi và khiến cho thị lực bị suy giảm theo thời gian. Mộng thịt thường có màu hồng trắng hoặc hồng nhạt, có thể nhận biết rất dễ dàng bằng mắt thường.

Những người thường xuyên phải tiếp xúc với ảnh nắng mặt trời hoặc phải ở ngoài trời nắng quá lâu sẽ thường mắc phải bệnh lý này. Thông thường, người bệnh sẽ bị mộng thịt ở 1 bên mắt, tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp được ghi nhận bệnh lý ở cả 2 mắt, mặc dù số lượng đó không nhiều.

2. Phân loại bệnh mộng thịt ở mắt

2.1. Phân loại dựa trên cấp độ bao phủ

Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh mộng thịt sẽ có 4 cấp độ:

– Cấp độ 1: Khi mộng thịt lan dần ra đến rìa của giác mạc.

– Cấp độ 2: Điểm giữa của rìa giác mạc và bờ đồng tử bị mộng thịt tấn công và dần dần che phủ.

– Cấp độ 3: Bờ đồng tử bị xâm lấn dần bởi khối mộng thịt.

– Cấp độ 4: Mộng thịt bao phủ toàn bộ đồng tử và phủ qua cả đồng tử.

2.2. Phân loại dựa trên mức độ xâm lấn giác mạc

mắt bị mộng thịt

Ở mỗi cấp độ xâm lấn, các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc hay cần can thiệp phẫu thuật để cải thiện tình trạng bệnh lý.

Nếu dựa trên mức độ giác mạc bị mộng thịt xâm lấn, các chuyên gia chia bệnh thành 3 cấp độ chính:

– Cấp độ 1: Giác mạc bị xâm lấn dưới 2mm

– Cấp độ 2: Mộng thịt xâm lấn từ 2-4mm giác mạc

– Cấp độ 3: Giác mạc bị che phủ trên 4mm bởi mộng thịt.

2.3. Mắt bị mộng thịt được phân loại dựa trên giải phẫu

4 cấp độ dựa trên giải phẫu của mộng thịt có thể kể đến như:

– Cấp 1: Đầu của mộng thịt chưa qua rìa các bạn,

– Cấp 2: Đầu mộng thịt chuẩn bị xâm lấn 1 nửa giác mạc

– Cấp 3: Đầu mộng thịt đã lan ra hơn một nửa bán kính của giác mạc

– Cấp 4: Trung tâm giác mạc đã bị đầu mộng lan đến và vượt qua, bao phủ toàn bộ

2.4. Mắt bị mộng thịt phân loại theo mức độ tiên lượng

Tùy theo tiên lượng, mộng thịt ở mắt có 2 loại chính là mộng thịt tiến triển và mộng thịt xơ. Đối với mộng thịt tiến triển, đầu mộng có hình răng cưa, thân dày và có nhiều mạch máu. Đây là loại mộng thịt có khả năng tái phát cao.

Đầu của mộng thịt xơ tròn hơn và có màu trắng đặc. Sau khi phẫu thuật, mộng thịt xơ sẽ không tiến triển và khả năng tái phát thấp hơn.

3. Những dấu hiệu của bệnh mộng thịt ở mắt

Mộng thịt thường không có dấu hiệu rõ ràng. Tuy nhiên, người bệnh cũng có thể cảm nhận được sự khó chịu ở mắt với các dấu hiệu sau:

– Mắt đỏ, khô và ngứa mắt, đặc biệt khi tiếp xúc với gió, khói và bụi ở môi trường bên ngoài

– Mắt bị kích ứng, có hiện tượng mờ dần

– Nếu mộng thịt lan sâu vào giác mạc sẽ khiến thị lực giảm sút, người bệnh nhìn kém rõ rệt

Ngay khi có các dấu hiệu trên, người bệnh cần đến các cơ sở Nhãn khoa để được thăm khám và phát hiện bệnh sớm, bệnh càng ủ lâu, việc điều trị càng gặp nhiều khó khăn hơn.

4. Mắt bị mộng thịt điều trị ra sao?

mắt bị mộng thịt

Nếu giác mạc chưa bị mộng thịt lan ra và bao phủ nhiều, các bác sĩ sẽ sử dụng thuốc để cải thiện tình trạng bệnh lý. Trong trường hợp nặng hơn, phẫu thuật là điều cần cân nhắc.

4.1. Mộng thịt mắt thể nhẹ

Nếu như mắt của người bệnh bị mộng thịt mà không gây khó chịu hoặc ảnh hưởng đến thị lực, các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc bôi và tra như thuốc mỡ, nước mắt nhân tạo. Tuy nhiên, các loại thuốc này cũng cần sử dụng theo đúng liều mà bác sĩ chỉ định vì nếu lạm dụng thuốc nhỏ mắt có thể khiến mạch bị co lại, khiến bệnh tình trầm trọng hơn.

4.2. Mộng thịt phát triển

Khi bệnh lý phát triển và lan vào giác mạc, ảnh hưởng đến thị lực, người bệnh cần đến ngay các cơ sở Nhãn khoa chất lượng để được thăm khám và điều trị bằng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ mộng. Đây là một trong những phương pháp hiệu quả nhất giúp làm giảm tỉ lệ tái phát bệnh lý. Hiện nay, có rất nhiều kỹ thuật phẫu thuật cắt bỏ mộng: cắt bỏ đơn thuần, ghép kết mạc hoặc áp dụng các phương pháp điều trị bổ sung như chiếu laser, tia X hay dùng thuốc chống chuyển hóa, thuốc có chứa corticoid.

Việc điều trị mộng thịt có kết quả tốt và khả năng tái phát không phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng của bệnh nhân cũng như tay nghề của bác sĩ.

Trên đây là các thông tin về bệnh lý mộng thịt. Người bệnh nên hiểu rõ bệnh lý để có thể biết cách phòng ngừa cũng như điều trị sao cho thích hợp khi có các dấu hiệu ban đầu.

Mộng thịt hoàn toàn có thể cải thiện nếu được phát hiện và xử lý sớm, tránh tình trạng ảnh hưởng đến giác mạc và gây tổn thương thị lực vĩnh viễn.

Nếu có điều gì thắc mắc, người bệnh có thể liên hệ qua tổng đài của chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital