Trường hợp các mẹ bầu bị viêm âm đạo không phải hiếm. Vậy thì chị em mang thai có đặt thuốc được không? Việc đặt thuốc trị viêm âm đạo như vậy có ảnh hưởng gì đến thai nhi? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Viêm âm đạo là gì?
Viêm âm đạo là tình trạng niêm mạc và mô liên kết dưới lớp niêm mạc âm đạo bị viêm nhiễm. Đây được xem là căn bệnh phụ khoa phổ biến nhất mà chị em thường gặp phải.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm âm đạo như:
Do vi khuẩn có hại gia tăng gây viêm nhiễm.
Do trùng roi Trichomonas. Việc quan hệ tình dục với người có mầm bệnh, sử dụng nước bẩn hoặc tiếp xúc với quần áo, vật dụng bẩn bị nhiễm trùng… cũng có thể khiến mầm bệnh đi vào âm đạo gây viêm nhiễm.
Chị em cũng có thể bị viêm âm đạo do nấm candida.
Các trường hợp phụ nữ mãn kinh, sức đề kháng giảm cũng có nguy cơ cao bị viêm âm đạo.
Bé gái chưa phát triển đầy đủ, hormone sinh dục còn thấp, kết hợp với dịch tiết trong âm đạo cũng dễ khiến mầm bệnh sinh sôi gây viêm nhiễm.
2. Bị viêm âm đạo khi mang thai có đặt thuốc được không?
Phụ nữ mang thai có nội tiết tố tăng cao, từ đó khí hư tiết ra nhiều và tạo môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn, nấm phát triển. Ngoài ra, độ pH trong âm đạo mẹ thay đổi, chức năng thận suy giảm, lượng đường trong nước tiểu tăng… là những yếu tố góp phần cho vi khuẩn xâm nhập, phát triển. Chính vì thế, trường hợp các mẹ bầu bị viêm âm đạo khá phổ biến.
3. Dấu hiệu mẹ bầu bị viêm âm đạo
Ra nhiều khí hư màu trắng hoặc vàng, khí hư có mùi hôi tanh khó chịu.
Vùng kín ngứa rát, bị sưng, đau khi đi tiểu hoặc quan hệ.
Tình trạng viêm nhiễm nặng sẽ lây lan sang cả những bộ phận khác, lúc này mẹ sẽ tiểu nhiều hơn và tình trạng đau rát cũng gia tăng.
Nếu gặp những dấu hiệu này, mẹ bầu cần đi khám bác sĩ ngay để xác định tình trạng bệnh và có hướng điều trị cụ thể. Nếu bệnh để lâu sẽ có nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
4. Đặt thuốc khi viêm âm đạo
Mang thai có đặt thuốc được không là câu hỏi mà các mẹ bầu bị viêm âm đạo băn khoăn. Theo các chuyên gia, thuốc viêm âm đạo đều có tác dụng tại chỗ, tức là chỉ tác dụng đến vùng âm đạo chứ không ảnh hưởng tới các khu vực khác. Vì vậy, mẹ bầu hoàn toàn có thể đặt thuốc trị viêm âm đạo mà không lo ảnh hưởng đến thai nhi.
Ngược lại, nếu mẹ chần chừ không điều trị sớm, trị dứt điểm bệnh thì còn có nhiều biến chứng nguy hiểm cho em bé hơn. Viêm âm đạo nếu để nặng có thể gây viêm nhiễm tử cung, gây dính tử cung dẫn đến vô sinh.
Mẹ bầu khi uống hay đặt bất cứ loại thuốc nào đều phải được sự chỉ định của bác sĩ. Mỗi mẹ bầu sẽ có thể trạng và tình trạng bệnh khác nhau, không thể tùy tiện mua thuốc về tự đặt tại nhà. Khi bị viêm âm đạo, mẹ cũng tuyệt đối không dùng các loại hóa chất thụt rửa sâu vùng kín, tránh đẩy vi khuẩn vào sâu bên trong âm đạo.
5. Lưu ý khi mẹ bầu đặt thuốc trị viêm âm đạo
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, làm theo chỉ định của bác sĩ.
Mẹ nên đặt thuốc vào buổi tối để tránh vận động làm rơi thuốc.
Kiêng quan hệ tình dục trong thời gian đặt thuốc.
Mẹ cần giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, khô thoáng để bệnh nhanh lành.
Trong quá trình dùng thuốc nếu thấy bất cứ điều gì bất thường mẹ cần ngưng điều trị và tới hỏi ý kiến bác sĩ ngay.
Khắc phục bệnh viêm âm đạo bằng biện pháp thiên nhiên
Bên cạnh việc dùng thuốc đặt, các mẹ bầu bị viêm âm đạo có thể khắc phục tình trạng bệnh bằng một số biện pháp thiên nhiên như sau:
Ăn nhiều sữa chua bởi trong sữa chua có lợi khuẩn hỗ trợ điều trị viêm âm đạo. Mẹ có thể dùng sữa chua không đường bôi lên vùng kín để cân bằng lại hệ vi khuẩn trong âm đạo.
Dùng lá trầu không, bỏ thêm chút muối biển nấu nước rửa âm đạo hàng ngày. Mẹ cũng có thể dùng trà xanh làm dung dịch vệ sinh cũng giúp cải thiện tình trạng bệnh.
Uống nhiều nước để bệnh nhanh khỏi.
Ăn tỏi cũng giúp cải thiện tình trạng viêm nhiễm âm đạo. Bà bầu nổi mẩn ngứa
Trên đây là một số thông tin về cách điều trị bệnh viêm âm đạo ở phụ nữ mang thai. Hy vọng các mẹ bầu đã có thêm kiến thức để chăm sóc sức khỏe thật tốt trong suốt thai kỳ. Nếu các mẹ còn thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ đường dây nóng của bệnh viện ĐKQT Thu Cúc 1900 55 88 92 để được hỗ trợ. thai sản trọn gói
Tin liên quan
- Nằm sấp khi mang thai có nguy hiểm không
- Xoa bụng khi mang thai có ảnh hưởng gì không
- Mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu có được ngồi xổm không
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc