Eczema là bệnh lý da liễu khá phổ biến và khó chữa trị. Trong điều trị người bệnh buộc phải kiên trì tuân thủ theo những lưu ý khi dùng thuốc eczema như bác sĩ chuyên khoa chỉ định.
Menu xem nhanh:
Eczema điều trị như thế nào?
Tùy vào nguyên nhân gây bệnh cũng như tình trạng bệnh eczema mà có biện pháp điều trị bệnh hợp lý, hiệu quả. Theo đó, người bệnh nên đến các bệnh viện có chuyên khoa da liễu để được các bác sĩ kiểm tra và chẩn đoán bệnh, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho người bệnh.
Trong những trường hợp bị chàm tiếp xúc, cần loại bỏ chất gây nên bệnh chàm, ví dụ bị chàm do dây chun quần thì có thể thay bằng dây vải… Những trường hợp bị chàm nghề nghiệp nếu thay đổi được nghề thì nên thay đổi, hoặc chuyển làm các công việc không tiếp xúc trực tiếp với chất gây bệnh.
Ở vùng tổn thương có mụn nước, rất ngứa, da dày lên, tiến triển dai dẳng. Vị trí của eczema thường có ở bàn chân, cẳng chân, bàn tay, khuỷu tay. Ở các vùng khác ít gặp. Điều trị bệnh này cần phải tiêu độc, chống viêm, chống dị ứng… Để đạt được kết quả cao, ngoài uống thuốc còn cần kết hợp thuốc bôi và thuốc rửa.
Lưu ý khi dùng thuốc trị eczema
Hydrocortison là một glucocorticosteroid tự nhiên do tuyến thượng thận tiết ra, có tác dụng chống viêm, chống dị ứng, chống ngứa và ức chế miễn dịch.
Đối với dạng bôi tại chỗ (thuốc mỡ và kem), hydrocortison được sử dụng để điều trị bệnh eczema cấp và mạn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, trong thực tế, có không ít trường hợp lạm dụng thuốc (dùng thuốc cho bất kỳ tổn thương trên da nào kể cả những bệnh da không được dùng thuốc này như hăm da, viêm da do vi khuẩn…) gây các biến chứng đáng tiếc. Do đó, khi sử dụng, bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng, số lần bôi trong ngày, thông thường từ 1-4 lần bằng cách thoa kem hoặc thuốc mỡ một lớp mỏng lên vùng da bị bệnh.
Cần tránh để thuốc tiếp xúc với kết mạc mắt và không được sử dụng trong các trường hợp dị ứng với thành phần của thuốc, bệnh loét da, tổn thương da đang bị nhiễm khuẩn tiến triển vì nguy cơ làm bệnh nặng hơn do bị ức chế miễn dịch khi dùng glucocorticoid, cơ thể nhiễm ký sinh trùng, nhiễm virut như mắc bệnh thủy đậu, Herpes giác mạc, zona…
Ngoài ra, trong quá trình dùng thuốc, bạn cần chú ý vì thuốc có thể gây nhiều tác dụng không mong muốn bao gồm viêm da tiếp xúc, rạn da, xuất huyết dưới da, mất sắc tố, lâu lành vết thương, phát ban dạng trứng cá đỏ…. Ngưng thuốc và báo ngay với bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp xử trí kịp thời hiệu quả khi có tác dụng phụ.
Với những thông tin trên đây nếu bạn đọc còn băn khoăn cần giải đáp cụ thể vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 để được hỗ trợ.