“Lối thoát” cho những bệnh nhân mất ngủ mạn tính

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Văn Doanh

Trưởng khoa Khám bệnh

Mất ngủ vài ngày đã khiến cơ thể của bạn trông mệt mỏi và thiếu sức sống. Nếu tình trạng mất này ngủ kéo dài hay còn gọi là mất ngủ mạn tính hoặc mất ngủ kinh niên, thì cơ thể bạn sẽ rơi vào trạng thái kiệt sức, đối diện với nhiều vấn đề nguy hại cho sức khỏe.

1. Mất ngủ mạn tính: khi giấc ngủ trở thành “nỗi ám ảnh”

1.1 Triệu chứng mất ngủ

Nhiều người than phiền về chứng mất ngủ với các biểu hiện:

– Trằn trọc suốt đêm, xoay người hết bên nọ đến bên kia mà vẫn không buồn ngủ

– Hay bị giật mình, giấc ngủ không trọn vẹn

Tình trạng mất ngủ kéo dài nhiều ngày, từ ngày này qua ngày khác với tần suất ít nhất là ba lần mỗi tuần và trong ba tháng trở lên thì được gọi là mất ngủ mạn tính hay mất ngủ kinh niên.

1.2 Chia sẻ từ người bệnh từng bị mất ngủ mạn tính

Chị Nguyễn Thị H. (56 tuổi, Đông Anh) chia sẻ: “Nhiều lúc tôi chẳng thể phân biệt được đâu là ngày, đâu là đêm, vì cả ngày lẫn đêm tôi đều không có cảm giác buồn ngủ. Mỗi lần tôi lên giường, ngáp ngắn ngáp dài, trằn trọc, xoay người mà vẫn không ngủ được. Nhiều hôm tôi thức trắng đêm, gần đến sáng chợp mắt được một tí thì lại tỉnh. Lúc nào tôi cũng trong trạng thái “thèm” ngủ. Cơ thể mệt mỏi, đầu óc không tỉnh táo, mặt mũi bơ phờ, quầng mắt thâm, ăn uống kém ngon miệng, sụt cân. Lần nào lên giường đối với tôi cũng là một “nỗi ám ảnh”.

Tình trạng mất ngủ không chỉ diễn ra ngày một ngày hai, mà kéo dài dai dẳng từ ngày này qua ngày khác. Đây là nỗi ám ảnh đối với nhiều người bị mất ngủ kéo dài. Ước mong có được một giấc ngủ ngon là điều mà những người bị mất ngủ luôn “thèm khát”.

mất ngủ mạn tính gây tác hại nguy hiểm

Khoảng 30% người bị bệnh mất ngủ có liên quan đến bệnh lý tâm thần.

2. Mất ngủ mạn tính không chừa một ai

Theo thống kê tại Việt Nam, tỉ lệ người dân bị mất ngủ đến khám tại các cơ sở chuyên khoa thần kinh chiếm khoảng 10-20% dân số. Trong đó, khoảng 30% người bị bệnh mất ngủ có liên quan đến bệnh lý về tâm thần.

Mất ngủ có thể xảy ra ở mọi đối tượng nhưng tỷ lệ nữ thường gặp nhiều hơn nam và hay gặp ở những người cao tuổi.

– Người già trên 60 tuổi và người ở độ tuổi trung niên từ 40 tuổi trở lên, phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh,… là đối tượng dễ mắc chứng mất ngủ kéo dài.

– Dưới áp lực cuộc sống, căng thẳng, stress kéo dài, cùng những thói quen không tốt như thức khuya, thói quen xem điện thoại, chơi game, sử dụng các chất kích thích,… đã khiến bệnh mất ngủ có xu hướng trẻ hóa và gia tăng ở giới trẻ.

Khoảng 70-80% người bị mất ngủ cấp tính nếu đến điều trị kịp thời có thể được phục hồi hoàn toàn, tìm lại giấc ngủ ngon. Ngược lại, tình trạng mất ngủ lâu ngày không được điều trị dễ gây mất ngủ mạn tính. Đến lúc đó, việc điều trị sẽ rất khó khăn và hiệu quả điều trị cũng không cao.

mất ngủ mạn tính kéo dài

Tình trạng mất ngủ kéo dài có thể gặp ở cả nam và nữ giới

3. Những tác hại của mất ngủ

3.1 Mất ngủ tàn phá sức khỏe nghiêm trọng

– Cơ thể mệt mỏi, cáu gắt, thiếu tập trung, giảm năng suất lao động.

– Dễ mắc các bệnh như: rối loạn tâm thần, rối loạn nội tiết, tăng huyết áp.

– Đặc biệt việc mất ngủ kéo dài còn làm giảm tiết các men tiêu hóa, điều này khiến việc ăn uống không ngon miệng, cơ thể gầy sút kéo theo nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như bệnh tim mạch, đái tháo đường, béo phì,…

3.2 Chia sẻ của người bệnh về tác hại của mất ngủ mạn tính

Chú Nguyễn Văn Đ. (62 tuổi, Hà Nam): “Tôi bị mất ngủ hơn 20 năm nay rồi. Thời trẻ tôi làm công việc trí óc hay phải suy nghĩ nhiều và nhiều đêm phải thức khuya, đến độ tuổi trung niên thì thấy có biểu hiện khó ngủ, nhiều đêm nằm trằn trọc mãi mà không ngủ được.

Ban đầu tôi chỉ nghĩ do áp lực công việc nhiều, cộng thêm phải lo nghĩ nhiều thứ nên gây mất ngủ, tôi đã không đi khám, nhiều lần tôi lựa chọn sử dụng thuốc ngủ, rối áp dụng các bài thuốc dân gian chữa mất ngủ nhưng tình trạng vẫn không cải thiện. Lâu dần thành thói quen, đêm nào tôi cũng ngủ rất ít và luôn trong trạng thái thèm ngủ, người mệt mỏi, uể oải, chất lượng công việc giảm sút và tôi gầy rộc hẳn đi. Gia đình lo lắng nên đã cho tôi đi khám.

Sau khi thăm khám, chụp cắt lớp vi tính (chụp CT) ở đầu, làm xét nghiệm máu, bác sĩ kết luận tôi bị mắc chứng suy nhược thần kinh. Đó là nguyên nhân chính khiến tôi bị mất ngủ kéo dài suốt bao năm qua. Nhờ thăm khám với bác sĩ, tìm đúng bệnh và tuân thủ phác đồ điều trị mà tình trạng mất ngủ của tôi được cải thiện, giờ đây tôi không còn bị phụ thuộc vào thuốc ngủ mà có thể tìm lại được giấc ngủ ngon mỗi ngày.”

nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

Lạm dụng thuốc an thần trị mất ngủ kéo dài có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe người bệnh.

4. Lối thoát cho bệnh nhân mất ngủ kéo dài

4.1 Tìm ra nguyên nhân gây mất ngủ

“Chìa khóa” giúp chấm dứt tình trạng mất ngủ kéo dài là cần tìm đúng nguyên nhân dẫn tới mất ngủ kéo dài. Nguyên nhân này có thể do:

Do bệnh lý: bệnh thần kinh – não bộ, bệnh tâm thần, bệnh tim mạch, bệnh dạ dày, bệnh tiểu đường, bệnh lý cơ xương khớp, bệnh hô hấp,…

Các yếu tố khác:

– Môi trường sống và làm việc bị ô nhiễm tiếng ồn

– Phòng ngủ bí, quá nóng hoặc quá lạnh, ồn ào, ánh sáng không phù hợp

– Thức khuya: làm việc, xem điện thoại, chơi game

– Sử dụng các chất kích thích trước khi ngủ

– Căng thẳng, stress, lo âu

– Lười vận động, lạm dụng thuốc ngủ

– Tuổi tác, yếu tố sinh lý,…

4.2 Lời khuyên của chuyên gia

Theo Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Doanh – Trưởng khoa Khám bệnh, Bác sĩ Nội thần kinh của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc cho biết:

Mất ngủ do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể do nhiều bệnh lý như bệnh dạ dày, bệnh lý về thần kinh – não bộ,… hoặc do tác động từ môi trường bên ngoài như: tiếng ồn, ánh sáng, yếu tố tâm lý,….

Lối thoát tốt nhất cho người bị mất ngủ kéo dài là cần đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa thần kinh để tìm ra nguyên nhân. Nếu nguyên nhân do các bệnh lý khác ngoài bệnh lý về thần kinh, sau khi thăm khám bác sĩ sẽ tìm được nguyên nhân hoặc hội chẩn đa khoa để tìm đúng nguyên nhân, không bỏ lọt bệnh. Từ đó đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất, giúp người bệnh tránh được những hậu quả mà mất ngủ kéo dài gây ra.

Ngoài ra, người bị mất ngủ mạn tính cũng cần phải lưu ý một số điều sau:

– Giữ đầu óc luôn thư giãn, hạn chế tối đa stress, căng thẳng

– Đi ngủ đúng giờ

– Tránh làm mất nhiệt cơ thể trước khi đi ngủ

– Không sử dụng các chất kích thích trước khi ngủ

– Phòng ngủ thoáng, tránh tiếng ồn và ánh sáng quá mạnh

– Nên đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh và duy trì thói quen thăm khám sức khỏe thường xuyên khoảng là 6 tháng/lần.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital