Tiêm vacxin ngừa ung thư cổ tử cung đã được chứng minh là một biện pháp an toàn và hiệu quả trong việc ngăn ngừa căn bệnh ung thư cổ tử cung đáng sợ. Bài viết sau đây sẽ mang lại cho bạn thông tin về lợi ích của tiêm vacxin HPV ngừa ung thư cổ tử cung và lịch tiêm vacxin cụ thể.
Menu xem nhanh:
1. Bệnh ung thư cổ tử cung không ngoại trừ ai
Ung thư cổ tử cung là một căn bệnh nguy hiểm, bệnh phát triển do sự tăng trưởng không kiểm soát của các tế bào trong cổ tử cung.
Theo dữ liệu từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có hơn 500.000 ca mắc ung thư cổ tử cung mới và 250.000 phụ nữ tử vong do ung thư cổ tử cung trên toàn thế giới. Dự báo nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời, vào năm 2030, số ca mắc ung thư cổ tử cung trên toàn cầu có thể tăng lên đến 700.000 và số người tử vong có thể là 400.000.
Ở Việt Nam, mỗi năm ghi nhận khoảng 4.177 ca mắc mới và 2.420 ca tử vong do bệnh ung thư cổ tử cung. Ung thư cổ tử cung trở thành căn bệnh đứng thứ ba trong các loại ung thư ở phụ nữ 15-44 tuổi. Cùng với sự gia tăng về số lượng ca mắc, những người trẻ tuổi mắc ung thư cổ tử cung cũng ngày càng gia tăng, đây là một vấn đề đáng lo ngại. Điều đặc biệt đáng lưu ý là 99,7% trường hợp ung thư cổ tử cung có liên quan đến virus HPV – một tác nhân gây bệnh lây truyền nhanh chóng qua đường tình dục.
Bệnh ung thư cổ tử cung khi không được phát hiện kịp thời, nó có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và khả năng sinh sản của phụ nữ. Thậm chí, trong nhiều trường hợp, căn bệnh này không có triệu chứng rõ ràng, dẫn đến việc người bệnh chủ quan và tình hình bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, khiến cho khả năng điều trị trở nên khó khăn và không hiệu quả.
2. Lợi ích của tiêm vacxin ngừa ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung là bệnh lý nguy hiểm đối với phụ nữ. Trước tình hình này, tiêm vacxin phòng HPV được xem là biện pháp đơn giản và hiệu quả để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh lý này.
Sau khi tiêm, vacxin này sẽ có tác dụng kích thích cơ thể sản xuất các kháng thể chống lại virus HPV gây ung thư cổ tử cung. Vacxin ngừa ung thư cổ tử cung đạt hiệu quả tối ưu khi được tiêm với phác đồ và liều lượng cụ thể, chính xác.
Ngoài lợi ích bảo vệ bạn khỏi các chủng HPV gây ung thư cổ tử cung, tiêm vacxin còn mang lại lợi ích phòng tránh một số loại virus HPV khác như các chủng gây bệnh sùi mào gà, u nhú sinh dục, ung thư hậu môn, ung thư âm đạo ở người,…
Bên cạnh đó, việc chích ngừa ung thư cổ tử cung không chỉ bảo vệ bạn mà còn bảo vệ cả cộng đồng trước nguy cơ lây lan của virus HPV.
3. Đối tượng được khuyến nghị và lịch tiêm HPV
3.1. Đối tượng được khuyến nghị
Tại Việt Nam, bé gái từ 9 tuổi trở lên và phụ nữ từ 45 tuổi trở xuống được khuyến cáo tiêm vacxin HPV ngừa ung thư cổ tử cung (vacxin HPV). Do đó, phụ huynh có thể đưa con gái đến cơ sở y tế, điểm tiêm chủng khi con bước qua tuổi thứ 9 để tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc tiêm phòng HPV.
Hiện nay vacxin HPV đang có 2 loại được sử dụng phổ biến là vacxin Gardasil và vacxin Gardasil 9.
– Vacxin Gardasil (Mỹ) phòng ngừa 4 loại virus HPV gây ra những bệnh nguy hiểm nhất, bao gồm 2 chủng 16 và 18, chúng liên quan đến hầu hết các loại ung thư, và 2 chủng 6 và 11, liên quan đến các loại mụn cóc sinh dục.
– Vacxin Gardasil 9 giúp bảo vệ con người khỏi nhiều chủng virus HPV hơn (gồm HPV 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58). Bảo vệ người tiêm khỏi bệnh sùi mào gà và các loại ung thư, trong đó có ung thư cổ tử cung.
3.2. Lịch tiêm HPV
Quá trình tiêm vacxin HPV thường áp dụng lịch trình sau.
Vacxin Gardasil (Mỹ):
– Mũi 1 là lần tiêm đầu tiên.
– Mũi 2 thực hiện sau 2 tháng kể từ khi tiêm mũi 1.
– Mũi 3 thực hiện tiêm sau 4 tháng kể từ khi tiêm mũi 2.
Vacxin Gardasil 9 (Mỹ) – Đối với những người từ 9 đến dưới 15 tuổi:
– Mũi 2 tiêm sau 6-12 tháng kể từ khi tiêm mũi 1. Nếu mũi 2 tiêm cách mũi 1 ít hơn 5 tháng, cần tiêm mũi 3 sau ít nhất 3 tháng.
Vacxin Gardasil 9 (Mỹ) – Đối với những người từ 15 đến 45 tuổi:
– Có hai phác đồ tiêm, bao gồm phác đồ 3 mũi và phác đồ tiêm nhanh. Với phác đồ 3 mũi, mũi 2 tiêm sau mũi 1 là 2 tháng và mũi 3 tiêm sau mũi 2 là 4 tháng. Với phác đồ tiêm nhanh, mũi 2 tiêm sau mũi 1 là 1 tháng và mũi 3 tiêm sau mũi 2 là 2 tháng.
Chú ý rằng lựa chọn phác đồ tiêm phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe cụ thể của mỗi người, và điều này cần được thảo luận và chỉ định bởi bác sĩ.
4. Các biện pháp kết hợp để phòng ung thư cổ tử cung tối ưu
4.1. Chế độ sinh hoạt lành mạnh
Để tránh nhiễm virus HPV, bé gái và phụ nữ nên duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung. Một vài lưu ý trong sinh hoạt là:
– Quan hệ tình dục an toàn.
– Hạn chế sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp giúp phòng tránh ung thư cổ tử cung.
– Giữ vệ sinh vùng kín.
– Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng cường đề kháng chống lại bệnh ung thư. Phụ nữ nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin E, A, C và chất chống oxy hóa như nghệ, cà chua, cà rốt, trà xanh để bảo vệ tế bào khỏi gốc tự do và ngăn ngừa ung thư.
4.2. Tầm soát phụ khoa định kỳ:
Dấu hiệu ung thư cổ tử thường âm thầm và chỉ rõ ràng khi bạn đang mắc bệnh này ở giai đoạn muộn. Do đó, không nên chờ đến khi có triệu chứng mới thì mới đi khám phụ khoa, hãy thực hiện tầm soát phụ khoa định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Phụ nữ từ 21–29 tuổi được khuyến cáo nên thực hiện xét nghiệm Pap smear 3 năm/ 1 lần. Phụ nữ từ 30–64 tuổi nên thực hiện đồng thời xét nghiệm Pap smear và xét nghiệm HPV ít nhất 5 năm/ lần. Ngoài các mốc thời gian trên, nếu chị em thấy xuất hiện bất kỳ biểu hiện bất thường nào, nên đến bệnh viện để thực hiện tầm soát ngay.
Ung thư cổ tử cung có thể xảy ra với bất kỳ người nào. Phụ nữ trong độ tuổi khuyến nghị hãy thực hiện tiêm phòng càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe. Bạn có thể liên hệ với Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để đặt lịch ngay hôm nay.