Loét hành tá tràng nên ăn gì?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ

Đỗ Hoàng Hoan

Bác sĩ Tiêu hóa - Nội soi

Loét hành tá tràng nên ăn gì bên cạnh việc điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ? Người bệnh cần phải có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh để hỗ trợ và tăng cường hiệu quả điều trị.

Loét hành tá tràng nên ăn gì?

1.1 Thực phẩm bảo vệ niêm mạc dạ dày

Các thực phẩm giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày gồm: Trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa (trừ sữa chua), bánh ngọt, mật ong, chè nóng… sẽ có tác dụng làm đệm cho niêm mạc dạ dày, giảm kích thích tiết acid. Người bệnh loét tá tràng nên bổ sung thường xuyên vào thực đơn ăn uống của mình.

1.2 Thực phẩm có tác dụng làm lành vết loét

Người bệnh loét tá tràng nên ăn nhiều các thực phẩm lành vết loét nhanh chóng như: Tôm, cá, bắp cải.

Người bệnh loét tá tràng nên ăn nhiều các thực phẩm thuộc nhóm thực phẩm có tác dụng giúp lành vết loét nhanh chóng như: Tôm, cá, bắp cải…  Tôm, cá là những thực phẩm rất giàu canxi, protein và đặc biệt là kẽm – các chất cần thiết để lành vết loét. Bắp cải có vitamin U giúp nhanh chóng lành vết loét hiệu quả.

Người bệnh loét tá tràng nên ăn nhiều các thực phẩm lành vết loét nhanh chóng như: Tôm, cá, bắp cải.

Có thể ăn một số loại hải sản để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể

1.3 Loét hành tá tràng nên ăn gì:  Thực phẩm làm giảm tiết acid

Thức ăn giảm tiết acid như: Cơm, xôi, bánh mỳ, bánh chưng, cháo, khoai luộc, thịt – cá hấp, luộc, om… tránh kích thích dạ dày tiết acid. Bổ sung các loại tinh bột này vào bữa ăn hàng ngày rất tốt cho người mắc bệnh đường tiêu hóa nói chung và người bị loét hành tá tràng nói riêng

Loét đại tràng nên ăn gì thức ăn giảm tiết acid

Thức ăn giảm tiết acid có thể kể đến như cơm, xôi, bánh mỳ…

1.4 Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất

Bệnh nhân loét hành tá tràng thường bị thiếu vitamin, các khoáng chất do khả năng tiêu hóa và hấp thu kém. Do đó, cần bổ sung thêm các loại vitamin có nhiều trong ngũ cốc, hoa quả , rau củ màu đỏ, xanh đậm… Bổ sung các loại thực phẩm này cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, đồng thời cũng thúc đẩy quá trình hồi phục tốt hơn. 

2. Loét hành tá tràng nên ăn gì và kiêng gì?

2.1 Hạn chế tối đa các loại chất kích thích

Tránh các chất kích thích làm tăng bài tiết dịch vị: kiêng các loại rượu, bia, thuốc lá, cà phê, chè đặc. Kiêng ăn quá nhiều gia vị chua, cay, nóng như giấm, chanh, ớt, tiêu, gừng, riềng; các loại thịt quay, thịt muối, nước luộc thịt, các món sốt, xào có nhiều gia vị.

2.2 Không ăn thức ăn tổn thương niêm mạc

Tránh các loại thức ăn gây cọ xát làm tổn thương niêm mạc: rau già nhiều xơ (mướp, rau bí đỏ, đậu quả, rau muống, bắp cải, măng khô…). Các thức ăn như: xương băm nhỏ, sụn, tôm cua, cổ cánh, chân gà, vịt, cá nấu, cá rán ăn cả đầu… Nên ăn các thức ăn có tác dụng bọc, hút, thấm niêm mạc như cơm nếp, bánh chưng, bánh mỳ, bánh quy, bánh xốp…

2.3 Tránh đồ ăn quá lạnh hoặc quá nóng

Tránh ăn quá nóng, quá lạnh, tránh quá đói, quá no, tránh ăn quá đặc, quá loãng. Thức ăn quá nóng làm niêm mạc dạ dày xung huyết, lạnh quá hoặc đói quá (dạ dày rỗng) làm dạ dày co bóp mạnh hơn gây đau, có khi gây chảy máu. 

Trường hợp ăn quá no sẽ khiến dạ dày căng to, co bóp yếu ảnh hưởng đến quá trình nhào trộn thức ăn. Nếu ăn đặc quá thì dịch vị rất khó thấm vào giữa khối thức ăn. Tuy nhiên, nếu ăn lỏng và nhiều nước quá thì dịch vị sẽ bị pha loãng làm giảm khả năng tiêu hóa.

2.4 Tránh các loại đồ ăn khó tiêu

Thức ăn có nhiều chất đạm, dầu mỡ (thịt, đậu, lạc, trứng…) sẽ lâu tiêu hơn những thức ăn khác. Khi ăn cần ăn chậm nhai kỹ, tránh ăn vội nhai dối, tránh vừa ăn vừa tập trung những việc khác như tranh thủ đọc sách, báo khi ăn… vì nếu ăn chậm, nhai kỹ bộ răng sẽ giúp cắt, xé, nghiền thức ăn ra rất nhỏ, kết hợp với dịch nước bọt giúp khi vào dạ dày thức ăn đã trở nên nhỏ mịn và đồng nhất hơn, khả năng tiêu hóa dễ dàng hơn

3. Lưu ý cho người bệnh loét hành tá tràng nên ăn gì 

3.1 Duy trì thói quen ăn uống đúng giờ

Người bệnh không nên để bụng quá đói hoặc ăn quá no, tránh bỏ bữa rồi ăn bù. Nên tạo thói quen ăn đúng giờ, loại bỏ thói quen ăn đêm. Ăn uống đúng giờ giúp hệ tiêu hóa hoạt động nhịp nhàng, có hiệu quả và không bị rối loạn. Không nên ăn quá no và thức ăn quá cứng, tránh cọ xát vào vết loét khiến tình trạng tệ hơn. 

Loét hành tá tràng nên ăn gì

Người bệnh không nên để bụng quá đói hoặc ăn quá no

3.2 Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa

Nên chia nhỏ các bữa ăn, đồ ăn không quá cứng và ăn với lượng vừa phải. Ăn quá no sẽ khiến dạ dày tiết ra nhiều acid hơn gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Nên nhai kỹ, tránh vừa ăn vừa uống hoặc ăn canh cùng cơm. Ăn canh cùng cơm làm loãng dịch vị, khiến quá trình tiêu hóa lâu hơn. Tuy nhiên cũng không nên ăn các loại thức ăn quá đặc. 

3.4 Sô cô la (Chocolate)

Ăn các loại sô cô la thường đem lại cảm giác khó chịu cho một số người bị loét dạ dày, tá tràng. Những thực phẩm có hàm lượng chất béo cao, như sô cô la, làm chậm tốc độ làm rỗng dạ dày và cũng có tác dụng làm giãn cơ vòng thực quản, dẫn đến axit trong dạ dày có thể di chuyển ngược lên, khiến các mô thực quản tiếp xúc với axit, gây ra cơn trào ngược dạ dày thực quản.

Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần giải đáp thêm về loét hành tá tràng nên ăn gì, bạn đọc vui lòng liên hệ với Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc. Liên hệ tới Hotline 1900 558892 để được tư vấn kỹ lưỡng và đặt lịch khám. 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital