Làm thế nào phòng bệnh trĩ ngoại?

Tham vấn bác sĩ
Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII

Lê Ngọc Thương

Phó Giám đốc Bệnh viện, Phụ trách Ngoại tổng hợp, kiêm Trưởng khoa Ngoại

Bệnh trĩ ngoại là do các đám rối tĩnh mạch căng giãn, gấp khúc, xơ cứng tạo nên và có thể chảy máu. Bệnh có thể không nguy hiểm đến tính mạng (trừ biến chứng nhiễm khuẩn huyết) nhưng sẽ gây khó chịu, ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh. Làm thế nào để phòng bệnh trĩ ngoại hiệu quả?

Theo các chuyên gia y tế, nguyên nhân gây trĩ ngoại khá đa dạng, trong đó do nghề nghiệp (đứng nhiều, ngồi lâu) và thói quen đi đại tiện (ngồi lâu, rặn nhiều,…). Một số người bị trĩ ngoại còn liên quan đến chế độ ăn uống (ăn ít rau, trái cây, ngại ăn canh, uống rất ít nước…). Những lý do này càng dễ gây táo bón kéo dài, rất dễ mắc trĩ, trong đó có bệnh trĩ ngoại.

Thói quen đứng, đi hoặc nhịn đại tiện lâu ngày sẽ gây bệnh trĩ

Thói quen đứng, đi hoặc nhịn đại tiện lâu ngày sẽ gây bệnh trĩ

Bên cạnh đó người có thói quen ăn cay, uống nhiều rượu, bia, dùng nhiều chất kích thích có thể là những nguyên nhân thuận lợi cho bệnh trĩ phát triển.

Một số người do béo phì, thừa cân, vận động khó khăn cũng là một trong các nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ngoại, bởi vì, hoạt động thể lực suy giảm sẽ ảnh hưởng đến lưu thông của hệ tuần hoàn gây nên tụ máu cục bộ hoặc mao mạch ở những vị trí thường xuyên bị tác động như mao mạch vùng hậu môn sẽ phồng to rất dễ trở thành trĩ ngoại.

1. Vậy làm thế nào phòng bệnh trĩ ngoại hiệu quả?

Để phòng bệnh trĩ, cần:

  • Ăn uống hợp lý (ăn nhiều rau trong các bữa ăn chính, ăn thêm trái cây, uống đủ lượng nước hàng ngày (từ 1,5 – 2,0 lít). Cần uống mỗi lần ít một và uống đều mới có hiệu quả (tất nhiên không uống vào lúc trước khi đi ngủ buổi tối).
Để phòng bệnh trĩ ngoại cần uống nhiều nước và bổ sung rau, củ quả hàng ngày nhằm tăng cường chất xơ

Để phòng bệnh trĩ ngoại cần uống nhiều nước và bổ sung rau, củ quả hàng ngày nhằm tăng cường chất xơ

  • Vì nghề nghiệp phải đứng, ngồi lâu, nên thay đổi tư thế lúc giữa giờ, lý tưởng nhất là được nghỉ giải lao giữa giờ để tập vận động cơ thể.
  • Mỗi lần đi ngoài không nên ngồi lâu, tránh hiện tượng ngồi đọc sách, báo… khi đi đại tiện.
  • Tạo thói quen đi đại tiện đều đặn hàng ngày. Không nên nhịn đại tiện bởi sẽ gây táo bón.
  • Đối với người có dấu hiệu bị trĩ không nên uống rượu, bia và không ăn các loại gia vị có tính chất kích thích (ớt, hạt tiêu,…).
  • Phụ nữ mang thai dễ bị táo bón lâu ngày gây bệnh trĩ. Do đó cần tăng cường hoạt động thể chất, tránh ngồi lâu hoặc đứng quá lâu.
  • Cần vận động cơ thể mỗi ngày bằng các hình thức khác nhau tùy điều kiện của từng người, nhất là người thừa cân, béo phì.
Thường xuyên vận động thể dục thể thao sẽ giúp phòng bệnh trĩ ngoại hiệu quả

Thường xuyên vận động thể dục thể thao sẽ giúp phòng ngừa bệnh trĩ ngoại hiệu quả

  • Giữ vệ sinh vùng hậu môn đặc biệt là sau khi đi đại tiện để phòng viêm nhiễm.
  • Bệnh trĩ ngoại kéo dài sẽ rất đau mỗi lần đi đại tiện và ra máu, các tĩnh mạch ở hậu môn giãn to tạo thành các búi trĩ thòi ra ngoài hậu môn.
  • Một số người bị trĩ ngoại có biến chứng sa búi trĩ ra ngoài gây chảy máu, nhiễm khuẩn, khó chịu khi đi lại, lúc đi đại tiện và có thể ảnh hưởng đến khả năng tình dục (giảm khoái cảm).
  • Trĩ ngoại càng để lâu không được chữa trị càng dễ bị nhiễm khuẩn, đặc biệt là viêm phần phụ ở nữ giới và có thể gây nhiễm khuẩn huyết.

Chính vì thế, ngay từ khi chưa mắc bệnh cần có biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ ngoại kịp thời nhằm tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital