Viêm ổ răng khô là một trong những bệnh lý nghiêm trọng về răng miệng. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ chuyển biến sang tình trạng nguy hiểm, gây nhiều phiền toái. Vậy đâu là phương pháp để điều trị viêm ổ răng khô?
Menu xem nhanh:
1. Thế nào là tình trạng viêm ổ răng khô?
Tình trạng viêm ổ răng khô còn được biết đến là hiện tượng viêm xương ổ răng. Đây là một dạng biến chứng có thể xảy đến sau khi thực hiện nhổ răng. Đặc biệt, nguy cơ viêm ổ xương răng dễ xảy ra hơn đối với những trường hợp bị nhổ khó, các mô xung quanh bị tổn thương.
Khi nhổ răng thông thường vị trí hốc răng sẽ hình thành một phần máu đông. Phần máu đông này chính là sự đông máu tự nhiên của cơ thể con người. Cục máu đông ấy trong hốc răng đóng vai trò bảo vệ những phần mô, xương, cơ cùng các dây thần kinh nằm phía dưới. Bên cạnh đó, cục máu đông cũng sẽ hỗ trợ ngăn ngừa vi khuẩn và thức ăn thừa mắc vào khoang răng. Và viêm ổ răng khô chính là tình trạng khi phần máu đông này không được hình thành. Hoặc máu đông bị biến mất trước khi vết thương răng lành.
Viêm ổ răng khô là một trong những biến chứng phổ biến nhất sau khi nhổ răng. Và trong hầu hết các trường hợp, nếu bệnh nhân chỉ dùng thuốc giảm đau mà không kê đơn sẽ không thể đủ để điều trị. Điều này dẫn tới tình trạng viêm ổ răng khô.
2. Cách nhận biết tình trạng viêm ổ răng khô
Thông thường, người bị viêm ổ răng khô sẽ xuất hiện những cơn đau dữ dội sau khi nhổ răng. Những cơn đau này sẽ kéo dài liên tục từ 1-3 ngày. Cảm giác đau răng sẽ không chỉ tập trung ở vị trí nhổ mà còn toàn bộ khuôn mặt người bệnh. Đồng thời, trong miệng sẽ xuất hiện mùi hôi tanh. Khi nhận thấy những dấu hiệu này, người bệnh cần lập tức tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời. Nếu không, tình trạng chuyển nặng sẽ dễ dẫn tới nhiễm trùng nặng.
Răng khôn là loại răng dễ gây biến chứng viêm xương ổ răng nhất. Do đó, khi thực hiện nhổ răng khôn, ta cần hết sức lưu ý. Ta hãy lựa chọn cơ sở y tế uy tín để thực hiện.
3. Những đối tượng dễ bị viêm ổ răng khô
Theo khảo sát và thống kê cho thấy, tỷ lệ số bệnh nhân mắc tình trạng viêm xương ổ răng là từ 3-5% trên tổng số ca nhổ răng. Thế nhưng, nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng này vẫn chưa được xác định chính xác. Sau đây là những đối tượng dễ bị viêm ổ răng khô:
– Nữ giới thường có tỉ lệ mắc cao hơn năm giới. ĐIều này được lý giải dựa vừa sự thay đổi estrogen ở phái nữ.
– Nhổ răng khôn hàm dưới: Tỉ lệ gặp biến chứng sau khi thực hiện nhổ răng khôn hàm dưới lên tới 30%. Nguyên nhân là vì răng khôn mọc lên và bị mọc lệch, kẹt lại và cần được nhổ bỏ.
– Uống thuốc tránh thai: Việc uống thuốc tránh thai sẽ dẫn tới xáo trộn estrogen. Tình trạng này sẽ gây ảnh hưởng tới quá trình hình thành cục máu đông.
– Ho hay súc miệng quá mạnh: Khi ho hay súc miệng tác động quá mạnh sẽ dẫn tơi tình trạng bong tróc cục máu đông.
– Nhiễm trùng: Khi bệnh nhân bị viêm nha chu hay viêm nướu, nhiễm trùng tại chỗ trong miệng sẽ khiến tăng nguy cơ viêm ổ răng khô.
– Ngoài ra, những thói quen vệ sinh răng miệng kém, hút thuốc lá, tiểu đường, … cũng làm tăng nguy cơ bị viêm xương ổ răng.
4. Mức độ nguy hiểm của viêm ổ răng khô
Nếu không được điều trị và chăm sóc phù hợp, viêm ổ răng khô sẽ là một mối nguy hại lớn. Bệnh khi trở nặng sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm và rất khó để điều trị.
4.1 Nhiễm trùng xương răng
Nguy cơ biến chứng đầu tiên là xương răng bị nhiễm trùng. Sau đó, vi khuẩn sẽ xâm nhập, tấn công tới các dây thần kinh khiến tình trạng bệnh nhân sau nhổ răng khó chịu. Người bệnh sẽ thấy đau nhức và ê buốt suốt nhiều ngày.
4.2 Ảnh hưởng tới dây thần kinh
Nguy cơ biến chứng thứ hai chính là các dây thần kinh bị ảnh hưởng. Vùng nướu sau khi thực hiện nhổ răng sẽ có dấu hiệu bị sưng tấy 2-3 ngày. Tuy nhiên, khi không có cục máu đông, tình trạng này sẽ kéo dài hàng tuần và gây nên những cơn đau dai dẳng. Điều này sẽ làm ảnh hưởng tới các dây thần kinh. Do đó, rất nhiều trường hợp sau khi nhổ răng khôn, bệnh nhân có triệu chứng đau đầu mỗi khi thời tiết thay đổi. Nguy hiểm hơn, người bệnh có thể phải đối mặt với nguy cơ tử vong.
4.3 Hàm răng khấp khểnh, lệch khớp cắn
Nguy cơ biến cứng thứ ba là hàm răng bị khấp khểnh, lệch khớp cắn. Viêm xương ổ răng sẽ khiến xương hàm và các mô mềm không thể lấy được phần đầu ổ răng. Từ đó, việc muốn cấy ghép răng giả sẽ trở nên khó khăn. Khi không thể cấy ghép răng giả, các răng xung quang sẽ bị xô lệch. Tổng thể hàm răng sẽ không đều, lệch khớp cắn.
5. Phương pháp điều trị viêm ổ răng khô
Để có phương pháp điều trị viêm ổ răng tốt, người bệnh cần tới bệnh viện, cơ sở y tế để thực hiện kiểm tra. Khi đã nắm được tình trạng cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra đề nghị điều trị phù hợp. Thông thường, bác sĩ sẽ thực hiện những biện pháp như sau:
– Vệ sinh phần huyệt ổ răng: Bác sĩ sẽ sử dụng nước muối và nước súc miệng để tiến hành làm sạch ổ răng. Điều này để đảm bảo không còn bất kì mảnh vụn thức ăn nào còn mắc lại, tránh tình trạng viêm nhiễm.
– Băng gạc lại ổ răng: Bác sĩ sẽ tiến hành bôi thuốc và đắp băng gặc lên vết thương. Như vật sẽ đảm bảo huyệt răng không bị thức ăn mắc vào. Hiệu quả điều trị của phương pháp này sẽ tốt hơn khi bệnh nhân kết hợp thay băng gạc thường xuyên tại nhà.
– Sử dụng thuốc giảm đau: Tùy vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân bác sĩ sẽ kê những đơn thuốc khác nhau. Người bệnh cần thực hiện uống thuốc theo đúng liều lượng và thời gian quy định.
Bên cạnh những thủ thuật nha khoa, để việc điều trị được hiệu quả, người bệnh cần kết hợp chế độ chăm sóc phù hợp tại nhà như: ăn uống khoa học, thói quen vệ sinh đúng cách, … Như vậy, bệnh nhân sẽ tránh được những biến chứng và đẩy nhanh tốc độ lành bệnh.