Ung thư thực quản là một trong những bệnh lý phổ biến tại đường tiêu hóa, chỉ sau ung thư dạ dày và ung thư đại trực tràng. Các xét nghiệm ung thư thực quản và các phương pháp khác sẽ hỗ trợ trong việc sàng lọc, phát hiện kịp thời các tế bào nguy hiểm. Từ đó giúp tăng hiệu quả điều trị và tránh những biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe người bệnh.
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu về tầm soát ung thư thực quản
1.1. Tại sao nên tầm soát ung thư thực quản sớm?
Ung thư thực quản là khối u ác tính xuất phát từ các tế bào biểu mô của thực quản. Gồm 2 loại chính là ung thư biểu mô và ung thư biểu mô tuyến. Khi phát triển, các tế bào lan qua các lớp cơ của thực quản trước khi di căn tới hạch bạch huyết và cơ quan khác như gan, phổi.
Có trên 80% trường hợp mắc bệnh nhưng lại không có biểu hiện lâm sàng. Chính vì vậy mà tầm soát ung thư thực quản giúp phát hiện được bệnh trước khi các triệu chứng xuất hiện. Từ đó giúp các bác sĩ có thể theo dõi và đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất. Việc điều trị sớm sẽ dễ dàng hơn rất nhiều khi ung thư đã ở tình trạng di căn và giai đoạn cuối.
1.2. Những triệu chứng nên thực hiện các xét nghiệm ung thư thực quản
Các triệu chứng của ung thư thực quản rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý về dạ dày như trào ngược dạ dày. Hoặc có thể tùy vào từng giai đoạn phát triển của bệnh mà các biểu hiện cũng khác nhau. Khi ung thư bắt đầu phát triển sẽ gây ra những triệu chứng như:
– Cảm giác đau, nghẹn khi nuốt thức ăn: Ở giai đoạn đầu, người bệnh sẽ chỉ cảm thấy việc nuốt thức ăn gặp khó khăn. Khi phát triển hơn thì cảm giác sẽ đau hơn ngay cả khi ăn thức ăn lỏng hoặc nuốt nước bọt.
– Sút cân: Việc nuốt thức ăn khó khăn dẫn tới hoạt động ăn uống kém, từ đó dẫn tới cơ thể suy kiệt và cân nặng giảm nhanh chóng.
– Đau họng: Ung thư thực quản sẽ khiến thực quản hoạt động kém hiệu quả, kèm theo việc trào ngược dịch dạ dày tới họng cũng khiến họng đau rát hơn.
– Đau lưng, xương bả vai: Khi cơ thể bắt đầu xuất hiện những cơn đau vùng lưng, xương bả vai là biểu hiện của việc ung thư thực quản đã lây lan, xâm nhập tới các bộ phận khác.
– Ho dai dẳng, ho ra máu: Khi các tế bào ung thư lây lan và xâm lấn toàn bộ phần thực quản sẽ gây ra loét thực quản. Từ đó làm những cơn ho dai dẳng, thậm chí ho ra máu.
– Cảm thấy buồn nôn; khối u phát triển lớn sẽ gây ra tình trạng chèn ép thực quản, gây ra cho người bệnh luôn có cảm giác buồn nôn, khó chịu. Đây là một trong những dấu hiệu bệnh đã ở giai đoạn muộn.
2. Phương pháp chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm ung thư thực quản phổ biến
2.1. Xét nghiệm ung thư thực quản: Xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư
Xét nghiệm chỉ điểm tìm dấu ấn ung thư thực quản bao gồm các chỉ số như SCC, CA 72-4, CA 19-9, CEA, Pepsinogen. Các chỉ số này sẽ hỗ trợ trong việc chẩn đoán bệnh.
– Chỉ số SCC: Chỉ số này sẽ tăng bất thường trong trường hợp người bệnh mắc ung thư thực quản và vòm họng. Khoảng 40% người mắc ung thư thực quản có chỉ số này tăng cao. Mức độ tăng sẽ phụ thuộc vào từng giai đoạn của bệnh.
– Chỉ số CA 72-4: Chỉ số này thấp hơn 6,9 ug/ml là bình thường. Đối với trường hợp mắc ung thư thực quản thì chỉ số này sẽ tăng ở mức 4-25%.
– Chỉ số CEA: Chỉ số này sẽ tăng cao bất thường khoảng 50-70% trong trường hợp xuất hiện tế bào biểu mô, đặc biệt là các bệnh ung thư đại trực tràng, dạ dày, thực quản, phổi, tuyến tụy…
2.2. Một số phương pháp chẩn đoán ung thư thực quản khác
Để chẩn đoán bệnh chính xác, người bệnh sẽ được kết hợp xét nghiệm ung thư thực quản với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác. Từ đó giúp quan sát được những bất thường của tổ chức dẫn tới ung thư hoặc các tổn thương khác.
– Chụp CT: Đây là phương pháp chẩn đoán có giá trị trong đánh giá giai đoạn bệnh, đáp ứng sau điều trị và phát hiện bệnh tái phát. Phương pháp này giúp bác sĩ quan sát được vị trí và kích thước khối u.
– Chụp X-quang: Một trong những phương pháp được sử dụng phổ biến trong tầm soát ung thư thực quản. Thông qua kết quả chụp X-quang, bác sĩ sẽ nhận biết được các bất thường trong thực quản. Phương pháp này thường được chỉ định đối với những người bệnh không thực hiện được nội soi.
– Nội soi thực quản: Phương pháp tầm soát ung thư thực quản chính xác và được sử dụng phổ biến nhất. Hình ảnh trong quá trình nội soi sẽ giúp xác định chính xác vị trí, kích thước khối u. Nếu có phát hiện bất thường sẽ lấy mẫu bệnh tế bào và mô bệnh. Từ đó có thể đưa ra phương pháp điều trị bệnh hợp lý và hiệu quả nhất.
– Sinh thiết: Phương pháp này sẽ được chỉ định nếu nghi ngờ người bệnh có nguy cơ mắc ung thư thực quản cao.
Bạn nên làm xét nghiệm sớm để phát hiện bệnh kịp thời. Sàng lọc ung thư thực quản sớm sẽ tăng cơ hội điều trị bệnh thành công. Vì vậy mà bạn cần lựa chọn một cơ sở thăm khám uy tín để chẩn đoán tình trạng bệnh đúng nhất.
Hiện Hệ thống y tế Thu Cúc TCI đã và đang triển khai các gói khám tầm soát ung thư thực quản với đầy đủ các danh mục khám thiết yếu. Đội ngũ bác sĩ chuyên gia đầu ngành với nhiều năm kinh nghiệm, giàu nhiệt huyết luôn tận tâm tới sức khỏe của người bệnh. Thu Cúc TCI cũng tập trung vào việc đầu tư hệ thống thiết bị, máy móc công nghệ hiện đại hỗ trợ tối đa để quá trình thăm khám được nhanh chóng và nhẹ nhàng nhất như: công nghệ nội soi NBI 5P, MCU. Với công nghệ tiên tiến sử dụng ống nội soi có kích thước rất nhỏ, không đau – không khó chịu với người thực hiện giúp dễ dàng phát hiện những dấu hiệu bất thường.
Mong rằng qua bài viết trên đã cung cấp một số thông tin hữu ích về phương pháp xét nghiệm phát hiện ung thư thực quản và tầm quan trọng của việc tầm soát sớm. Thực hiện tầm soát định kỳ là cách tốt nhất để chủ động theo dõi, đánh giá tình trạng sức khỏe và phát hiện để chữa trị bệnh kịp thời.