Làm gì khi trẻ bị viêm phế quản?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Làm gì khi trẻ bị viêm phế quản là băn khoăn của nhiều bậc làm cha mẹ khi con em mình mắc bệnh. Viêm phế quản là bệnh lý về đường hô hấp rất hay gặp ở trẻ em do sức đề kháng yếu. Cha mẹ cần quan tâm, chăm sóc và điều trị triệt để bệnh cho bé nhằm tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

1. Vì sao trẻ bị viêm phế quản?

Theo các bác sĩ, virus là nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm phế quản giai đoạn đầu,  thường thấy ở trẻ sau khi bị viêm hô hấp trên, cảm lạnh, ho, sổ mũi. Nếu không được điều trị tích cực và do sức đề kháng yếu thì virus có thể lây lan tới hai cuống phổi (bộ phận nối họng và hai lá phổi với nhau), làm cho cuống phổi sưng phồng, tấy đỏ…

trẻ bị viêm phế quản là bệnh lý về đường hô hấp rất hay gặp ở trẻ em do sức đề kháng yếu.

Viêm phế quản là bệnh lý về đường hô hấp rất hay gặp ở trẻ em do sức đề kháng yếu.

Bé bị viêm phế quản thường hay ho kéo dài trong vòng từ 2 – 3 tuần. Trẻ ho nhiều, đau rát cổ họng và có đờm đục hoặc đờm màu vàng hay xanh. Ngoài sốt, trẻ có thể bị đau ngực, mệt mỏi, chán ăn hoặc nôn trớ.

Viêm phế quản ở trẻ còn có thể do nguyên nhân trẻ hít phải bụi bẩn, khói thuốc lá.

2. Làm gì khi trẻ bị viêm phế quản?

Khi trẻ bị viêm phế quản, cha mẹ cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế, bệnh viện để được các bác sĩ trực tiếp thăm khám và chẩn đoán bệnh. Căn cứ vào tình trạng viêm phế quản, mức độ nặng – nhẹ của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chữa trị phù hợp.

Khi trẻ bị viêm phế quản, cha mẹ cần phải giữ ấm cho trẻ và cho trẻ đi khám bệnh. Bác sĩ sẽ giúp trẻ làm sạch các đường phế quản bằng cách cho uống các loại thuốc làm loãng đờm, giúp tống đàm nhớt ra khỏi cuống phổi để trẻ dễ thở hơn. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ tư vấn loại thuốc điều trị phù hợp.

Cha mẹ cần đưa trẻ đi khám khi có dấu hiệu bệnh để điều trị kịp thời

Cha mẹ cần đưa trẻ đi khám khi có dấu hiệu bệnh để điều trị kịp thời

Cha mẹ không nên tự ý cho trẻ uống thuốc chống ho khi thấy con mình ho quá nhiều.

Cần vệ sinh nhà ở, không khí trong nhà phải sạch sẽ, không có bụi bẩn và khói thuốc lá, khói than.

Cần bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cần thiết nhằm tăng cường sức khỏe cho trẻ. Đồng thời cha mẹ nên hạn chế trẻ tới những khu vực đông người, cho trẻ nghỉ ngơi và ngủ đúng giờ, đủ giấc.

Ngay khi trẻ bị cảm lạnh hay bắt đầu ho, sổ mũi, cần quan tâm điều trị dứt điểm ngay, để tránh các biến chứng về sau.

Đối với các trường hợp chưa mắc viêm phế quản, cha mẹ cần chú ý tới sức khỏe của con em mình. Tự trang bị cho bản thân những kiến thức nhằm bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ mắc bệnh là rất cần thiết.

Trẻ cần giữ vệ sinh tay, chân và cá nhân sạch sẽ nhằm phòng tránh các mầm bệnh ngoài môi trường ảnh hưởng

Trẻ cần giữ vệ sinh tay, chân và cá nhân sạch sẽ nhằm phòng tránh các mầm bệnh ngoài môi trường ảnh hưởng

Cha mẹ cần tránh để trẻ nhiễm lạnh khi thay đổi thời tiết.

Cho trẻ tiêm phòng bệnh theo đúng lịch tiêm chủng

Vệ sinh cá nhân, tay chân miệng cho trẻ sạch sẽ hàng ngày

Khuyến khích trẻ vận động hàng ngày bằng những động tác thể dục hoặc môn thể thao yêu thích, vừa sức với trẻ nhằm tăng cường sức đề kháng cho bé chống lại các tác nhân xấu ngoài môi trường ảnh hưởng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital