Viêm nấm âm đạo là một trong những bệnh lý viêm nhiễm tại cơ quan sinh dục của nữ giới. Nguyên nhân là do âm đạo bị nhiễm trùng nấm men. Cùng tìm hiểu về căn bệnh này qua một số câu hỏi trắc nghiệm đơn giản dưới đây.
Menu xem nhanh:
Triệu chứng phổ biến nhất của nhiễm nấm âm đạo là:
A: Chảy máu
B: Sốt
C: Ngứa
- Triệu chứng phổ biến nhất của nhiễm nấm âm đạo là ngứa ở vùng âm đạo.
Câu trả lời đúng là C. Người bị nhiễm nấm âm đạo thường gặp phải triệu chứng ngứa ở vùng âm đạo. Các triệu chứng khác bao gồm cảm giác nóng rát, đau nhức, đau khi giao hợp hoặc khi đi tiểu, dịch tiết âm đạo nhầy đặc, màu trắng.
Bao nhiêu phần trăm chị em phụ nữ bị nhiễm nấm âm đạo tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời?
A: Khoảng 25%
B: Khoảng 40%
C: Khoảng 60%
D: Khoảng 75%
Câu trả lời đúng là C. Hầu hết phụ nữ sẽ bị nhiễm nấm âm đạo tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời.
Nhiễm nấm âm đạo có thể lây lan qua đường tình dục?
Đúng. Nhiễm nấm âm đạo không được xem là bệnh lây nhiễm qua quan hệ tình dục nhưng có một số trường hợp hiếm hoi (khoảng 15%) nam giới có thể gặp phải các triệu chứng (phát ban ngứa ở dương vật) sau khi quan hệ tình dục không an toàn với phụ nữ bị nhiễm bệnh.
Phụ nữ nên thụt rửa thường xuyên để ngăn ngừa nhiễm nấm âm đạo?
- Theo lời khuyên của các bác sĩ phụ nữ không nên thụt rửa âm đạo thường xuyên.
Sai. Theo lời khuyên của các bác sĩ phụ nữ không nên thụt rửa âm đạo thường xuyên. Thụt rửa âm đạo sẽ làm thay đổi mức độ axit của âm đạo, giảm lợi khuẩn tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập gây bệnh dễ dàng hơn.
Thậm chí, chính việc thụt rửa âm đạo như vậy vô tình đưa vi khuẩn lạ vào âm đạo, tấn công âm đạo.
Nên làm gì để ngăn ngừa nhiễm nấm âm đạo?
A: Mặc quần lót vừa vặn với cơ thể, co giãn tốt, bằng chất liệu thấm hút mồ hôi
B: Tránh tắm bồn, không ngâm mình trong nước nóng
C: Tránh sử dụng các sản phẩm phụ khoa gây kích ứng như phấn thơm, tampon, xịt khử mùi
D: Tất cả các câu trả lời đều đúng.
Câu trả lời đúng là D. Chị em có thể làm giảm nguy cơ bị nhiễm nấm âm đạo bằng cách mặc quần lót vừa vặn với cơ thể, co giãn tốt, bằng chất liệu thấm hút mồ hôi. Tránh thụt rửa âm đạo và sử dụng các sản phẩm phụ khoa có thể gây kích ứng. Không nên tắm bồn hoặc ngâm mình trong nước nóng, thay băng vệ sinh thường xuyên trong chu kỳ kinh nguyệt. Không mặc quần quá chật, gỡ bỏ quần áo ướt ra khỏi người.
Ăn sữa chua là một cách hiệu quả để điều trị nhiễm nấm âm đạo?
Sai. Một số loại sữa chua có chứa acidophilus, một loại vi khuẩn “thân thiện” sống trong đường tiêu hóa, tiết niệu và hệ thống sinh dục. Tuy nhiên hiện chưa có đủ bằng chứng để khẳng định ăn sữa chua có tác dụng điều trị hay ngăn ngừa nhiễm nấm âm đạo.
Sử dụng loại thuốc nào dưới đây có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm nấm âm đạo?
A: Thuốc tránh thai
B: Thuốc kháng sinh
C: Steroids
D: Tất cả các loại trên.
Câu trả lời đúng là D. Tất cả các loại thuốc nêu trên, bao gồm thuốc tránh thai, thuốc kháng sinh và steroids, có thể làm thay đổi sự cân bằng axit trong âm đạo và kích thích sự phát triển của nấm men, dẫn tới nhiễm nấm âm đạo.
Phụ nữ không bị nhiễm nấm âm đạo sau khi mãn kinh?
- Thời kỳ mãn kinh gây ra những thay đổi nội tiết tố, có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng của nấm men hoặc vi khuẩn trong âm đạo, gây ra nhiễm nấm âm đạo.
Sai. Thời kỳ mãn kinh gây ra những thay đổi nội tiết tố, có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng của nấm men hoặc vi khuẩn trong âm đạo, gây ra nhiễm nấm âm đạo.
Nhiễm nấm âm đạo tái phát có thể liên quan tới một bệnh lý tiềm ẩn nào đó?
Đúng. Nhiễm nấm âm đạo tái phát là nhiễm nấm âm đạo xuất hiện nhiều hơn 4 lần trong một năm. Nhiễm nấm âm đạo tái phát có thể liên quan tới các bệnh lý khác, chẳng hạn như tiểu đường hay HIV. Bệnh quay trở lại cũng có thể do nấm men có khả năng kháng thuốc.
Để biết thêm thông tin và được tư vấn thêm , bạn đọc vui lòng liên hệ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc theo số điện thoại 0936 388 288 hoặc 1900 55 88 92 để được giải đáp.