Có rất nhiều phương pháp điều trị trĩ dân gian được truyền miệng, trong đó có bài thuốc sử dụng cây ngò gai chữa bệnh trĩ. Hãy cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu, phân tích và kiểm chứng tác động thực sự của cây ngò gai trong việc điều trị căn bệnh phiền toái này
Menu xem nhanh:
1. Những lợi ích y học của cây ngò gai là gì?
1.1. Đặc điểm của ngò gai
Tên khoa học của cây ngò gai là Enryngium Foetidum, còn được biết đến với cái tên thân thuộc là cây mùi tàu. Đây là một loại lá cực kỳ phổ biến trong ẩm thực của người Việt Nam. Cây mọc sát mặt đất, thuộc dạng thân thảo. Lá có hình dạng thuôn dài và có các răng cưa ở hai bên. Ngò gai có mùi đặc trưng, giống sự kết hợp của hành tây và lá rau mùi (rau ngò). Do đó, chúng được sử dụng phổ biến trong các món ăn ở Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới.
Các hợp chất chống viêm như carotenoid, axit ascorbic và flavonoid là những hoạt chất có ích được tìm thấy trong cây ngò gai. Y học hiện đại thường sử dụng các chất này để chống viêm, giảm sưng, đau và ngăn ngừa viêm. Ngoài ra, cây ngò gai chứa beta-caroten, một hợp chất có nhiều lợi ích, chẳng hạn như giúp ngăn ngừa ứ trệ máu và cải thiện tuần hoàn.
Ngò gai cũng cung cấp nhiều chất xơ hòa tan, các chất xơ này giúp làm mềm phân và thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Các triệu chứng táo bón có thể được giảm bớt bằng cách bổ sung chất xơ từ ngò gai nói riêng và các loại rau nói chung. Từ đó làm giảm áp lực và căng thẳng đối với trực tràng và hậu môn.
1.2. Có thể sử dụng cây ngò gai chữa bệnh trĩ hay không?
Mặc dù có những đặc tính tác động tốt đến tình trạng bệnh trĩ, tuy nhiên thực chất cây ngò gai không chữa được bệnh trĩ. Hãy cẩn thận khi sử dụng ngò gai trong điều trị bệnh trĩ bởi những nguyên nhân như sau:
Tính hiệu quả khi sử dụng cây ngò gai cũng như thuốc dân gian chữa trĩ
– Ngò gai tác động tích cực trong điều trị bệnh trĩ nhưng hầu như chỉ có tác dụng nếu các tình trạng ở dạng nhẹ. Lý do là vì chúng tác động lên bệnh một cách từ từ, hiệu quả không nhanh và rõ rệt. Bệnh trĩ khi đã nặng không thể khỏi nếu như chỉ sử dụng ngò gai để điều trị.
– Do bệnh trạng của mỗi người khác nhau, không thể sử dụng một bài thuốc truyền miệng chung chung như cây ngò gai chữa bệnh trĩ, lá lốt chữa bệnh trĩ,…. Mỗi bệnh nhân cần có một phương pháp điều trị riêng, chỉ khi bệnh nhân đi khám chuyên khoa mới được bác sĩ kiểm tra kỹ lưỡng và đưa ra phương pháp điều trị. Nhìn chung, phương pháp điều trị dân gian không thể điều trị đảm bảo hiệu quả và dứt điểm bệnh trĩ.
Vấn đề vệ sinh khi áp dụng thuốc dân gian trị bệnh trĩ
Không nên tự ý điều trị bằng các phương pháp dân gian như đắp lá hoặc xông hơi vì những phương pháp này có thể gây nhiễm trùng búi trĩ, làm cho bệnh trĩ trở nên tồi tệ hơn. Người bệnh nên tham vấn các bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng cây ngò gai hay bất kỳ các loại thảo dược khác.
1.3. Điều trị chuyên khoa an toàn và hiệu quả hơn thay vì dùng cây ngò gai chữa bệnh trĩ
Bài thuốc từ cây ngò gai không thể thay thế được điều trị y tế. Việc đi khám và điều trị tại các cơ sở y tế đặc biệt quan trọng để loại bỏ búi trĩ triệt để. Để xác định chính xác tình trạng của một người bệnh, các bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng và cận lâm sàng. Mỗi người bệnh sẽ cần được điều trị theo một phương pháp riêng biệt.
Ngoài ra, phụ thuộc hoàn toàn vào các bài thuốc dân gian có thể khiến bạn bỏ qua thời điểm lý tưởng trong điều trị bệnh trĩ.
2. Những phương pháp điều trị chuyên khoa bệnh trĩ hiệu quả
Chỉ cần điều trị đúng hướng và kịp thời, bệnh trĩ có thể được chữa khỏi. Ngày nay, các nghiên cứu về điều trị bệnh trĩ đã phát triển đáng kể, giúp bệnh nhân trĩ có thể nhanh chóng thoát khỏi căn bệnh phiền toái đầy ám ảnh này.
2.1. Chữa bệnh trĩ bằng thuốc khi bệnh nhẹ – Thời điểm lý tưởng trong điều trị
Có thể điều trị bệnh trĩ bằng thuốc (nội khoa) ở giai đoạn nhẹ, thường là cấp độ 1. Các bác sĩ sẽ xem xét tình trạng bệnh và đưa ra chỉ định sử dụng thuốc cho bệnh nhân tại nhà. Điều trị triệu chứng bệnh trĩ bao gồm kê thuốc giảm đau, hỗ trợ nhuận tràng và tăng cường độ bền cho tĩnh mạch. Bệnh nhân có thể khỏi bệnh nếu họ kiên trì sử dụng thuốc theo đúng chỉ định.
Ngoài ra, bệnh nhân cần tuân thủ lịch tái khám để được đánh giá chuẩn xác bệnh trạng cũng như mức độ hồi phục.
2.2. Chữa bệnh trĩ ở giai đoạn bệnh nặng – can thiệp loại bỏ trĩ bằng ngoại khoa
Điều trị bệnh trĩ ở giai đoạn nặng bao gồm các can thiệp ngoại khoa như phẫu thuật loại bỏ búi trĩ để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng như viêm loét, hoại tử và nhiễm trùng.
Các phương pháp điều trị trĩ ở giai đoạn nặng rất hiệu quả hiện nay có thể kể đến như:
Cắt trĩ theo phương pháp kinh điển Milligan Morgan – Ferguson: cắt đơn lẻ từng búi trĩ, sử dụng kỹ thuật cắt và khâu khéo léo để hạn chế tổn thương và xử lý gọn búi trĩ.
Loại bỏ búi trĩ bằng cách sử dụng súng Longo ngoại nhập: sử dụng súng khâu cắt tự động kéo búi trĩ trở lại vị trí bình thường sau đó cắt và khâu phần mạch máu cung cấp. Điều này làm cho búi trĩ co nhỏ lại, bệnh nhân nhanh phục hồi, có thể về sau 48 giờ.
Công nghệ Laser Diode – Tiêu trĩ không dao kéo: công nghệ tối tân trong điều trị trĩ, sử dụng laser để triệt mạch trĩ và làm búi trĩ co nhỏ lại. Laser Diode không dùng dao mổ, xâm lấn tối thiểu nên giúp bệnh nhân trải qua quá trình “mổ trĩ như không mổ”. Đặc biệt, kỹ thuật này không đau đớn, không chảy máu, bệnh nhân nhanh hồi phục, hiệu quả đặc biệt cho trĩ độ 2, độ 3.
Những thông tin trên đây gửi đến bạn cái nhìn về bài thuốc “cây ngò gai chữa bệnh trĩ”, cũng như lý do tại sao không nên sử dụng nó thay thế cho điều trị chuyên khoa. Hãy đi khám để chẩn đoán bệnh và nhận được liệu pháp điều trị phù hợp.