Mách mẹ: Khi nào nên tẩy giun cho trẻ?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI
Trẻ nhỏ thường hiếu động, con thích đưa các đồ vật lên miệng cắn, mút sau đó mút tay. Nhiều khi bé đánh rơi đồ ăn xuống đất xong lại nhặt lên ăn nên rất dễ bị nhiễm trứng giun. Khi giun cư trú chiếm các chất dinh dưỡng trong cơ thể bé và còn gây ra nhiều phiền toái cho hệ tiêu hóa. Vậy khi nào nên tẩy giun cho trẻ? Mẹ hãy tham khảo ngay bài viết sau.

Vì sao cần tẩy giun cho con?

khi nào cần tẩy giun cho trẻ

Giun cư trú trong cơ thể có thể gây các cơn đau bụng, một số trường hợp có thể gây nguy hiểm như giun chui ống mật, tắc ruột, … (ảnh minh họa)

Khi xâm nhập vào cơ thể, giun sẽ cư trú tại cơ quan tiêu hóa và gây ra nhiều phiền toái như rối loạn tiêu hóa, cản trở quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng.

Khi giun cư trú, trẻ phải dành một phần thức ăn cho những vị khách không mời này nen cơ thể bé không thể hấp thu toàn bộ phần thức ăn được dung nạp vào, do đó khiến trẻ chậm lớn, suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém và dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn khác hơn.

Ngoài ra, ở một số trường hợp giun có thể gây ra các biến chứng vô cùng nguy hiểm như giun chui ống mât, tắc ruột hay ở các bé gái khi giun kim cái ra hậu môn đẻ trứng có thể bò sang bộ phận sinh dục gây viêm nhiễm.

Những trường hợp trẻ bị nhiễm giun móc có thể gây thiếu máu nặng vì mất máu mãn tính do tổn thương niêm mạc ruột làm chảy máu kéo dài, vì thế khi trẻ em nhiễm giun thường biếng ăn, chậm lớn, suy dinh dưỡng, chậm phát triển, thiếu máu,…

Giun xâm nhập vào cơ thể bé qua đường nào?

khi nào nên tẩy giun cho trẻ

Giun gồm 4 loại chính là giun đũa, giun móc, giun tóc, giun kim. Các bệnh nhiễm giun truyền qua trứng giun từ phân của người bị nhiễm thải ra ngoài đất. Trứng giun sau khi được thải ra đất theo phân làm cho đất bị nhiễm giun.

Giun đũa, giun tóc, giun kim chủ yếu lây qua đường tiêu hóa như ăn phải các thức ăn bẩn hoặc vệ sinh kém bị nhiễm trứng giun như các loại rau ăn sống, rau ăn mà không được ngâm rửa sạch sẽ và nấu chín. Trứng giun cũng có thể lây nhiễm qua nguồn nước khi nguồn nước đó bị nhiễm trứng giun, trẻ nhịch đất cát bẩn có nhiễm trứng giun sau đó vô tình đưa tay vào miệng giun sẽ theo đường miệng xuống ký sinh tại cơ quan tiêu hóa của trẻ.

Giun móc thì trứng giun sẽ nở thành ấu trùng ở đất, sau đó ấu trùng sẽ xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua da (chân, tay,..). Trẻ nhỏ bị nhiễm giun móc thường do thói quen đi chân đất trên nền đất bị nhiễm trứng giun mà không mang giày, dép bảo vệ.

Khi nào nên tẩy giun cho trẻ?

tẩy giun cho trẻ khi nào

Không phải khi nào trẻ đau bụng mới tẩy giun, ba mẹ cần tẩy giun định kỳ thường xuyên cho bé. (ảnh minh họa)

Thông thường trẻ từ trên 2 tuổi trở lên mới tẩy giun, tuy nhiên một số trường hợp trẻ bị suy dinh dưỡng chậm lớn do bị nhiễm giun có thể tẩy sớm hơn. Trẻ 1 tuổi có thể tẩy giun được, tuy nhiên phải chọn đúng loại thuốc tẩy giun thích hợp cho con.

Hiện nay có các loại thuốc tẩy giun cho trẻ như Albendazol, Mebendazol, Pyratel. Mỗi loại thuốc đều có những chỉ định khác nhau, liều lượng khác nhau và lứa tuổi trẻ dùng thuếc cũng có thể khác nhau. Do đó ba mẹ nên đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng, đặc biệt là nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ Nhi khoa để lựa chọn dạng thuốc cho thích hợp.

Thuốc tẩy giun có thể uống thuốc vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, không cần phải nhịn đói. Tuy nhiên uống vào buổi tối trước khi đi ngủ là tốt nhất. Các bậc phụ huynh nên lưu ý cho bé tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần.

Khi bé bị nhiễm giun triệu chứng điển hình là đau bụng, trường hợp giun chui ống mật, tắc ruột,… bé đau bụng dữ dội và phải cấp cứu kịp thời. Do đó nếu thấy trẻ có biển hiện đau bụng, rối loạn tiêu hóa hay nhẹ cân, chậm lớn, ba mẹ không nên chủ quan. Hãy cho con đi thăm khám, để bác sĩ kiểm tra loại trừ các nguyên nhân bệnh lý khác và xem bé có phải bé có bị nhiễm giun không để chỉ định loại thuốc tẩy giun phù hợp nhất cho con.

Khám giun cho trẻ ở đâu?

khám giun cho trẻ

Để đảm bảo an toàn cho bé khi thấy trẻ có các biểu hiện đau bụng, rối loạn tiêu hóa, chậm lớn ba mẹ nên cho con đi thăm khám và thực hiện tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần.

Chuyên khoa Nhi Thu Cúc quy tụ đội ngũ bác sĩ Nhi khoa giỏi, nhiều năm kinh nghiệm, khám tận tình, hạn chế kháng sinh; hệ thống xét nghiệm, máy móc, chẩn đoán hình ảnh tân tiến; cơ sở vật chất hiện đại – đầy đủ tiện nghi, không gian sạch sẽ; thanh toán BHYT và bảo hiểm bảo lãnh, phục vụ tận tình đến 20h tối tất cả các ngày trong tuần.

Nếu bậc phụ huynh có thắc mắc cần được tư vấn hay muốn đặt lịch khám cho bé tại Thu Cúc, vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 để được hỗ trợ tốt nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital