Khi nào cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa bệnh trĩ?

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ

Lê Tú Anh

Bác sĩ Ngoại Tiêu Hóa

Bệnh trĩ là căn bệnh gây ra nhiều phiền toái khó chịu. Nhiều người đặt ra câu hỏi: Khi nào cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa bệnh trĩ. Bài viết này sẽ cùng bạn tìm hiểu về trĩ và trả lời cho câu hỏi này.

1. Bệnh trĩ: Giải thích bệnh, phân loại và những nguyên nhân đằng sau

1.1. Bệnh trĩ và cơ chế bệnh sinh của bệnh là gì?

Bệnh trĩ được biết đến với tên khoa học là hemorrhoid, thuộc nhóm hậu môn – trực tràng. Đây là loại bệnh lành tính, có thể chữa khỏi, nhưng đem lại rất nhiều phiền phức khó chịu cho người mắc.

Búi trĩ hình thành do sự giãn nở quá mức các tĩnh mạch hậu môn dưới áp lực lớn và thường xuyên. Bác sĩ chuyên khoa giải thích cơ chế bệnh sinh theo 2 giả thuyết. Theo thuyết mạch máu, hiện tượng tuần hoàn không ổn định gây ra rối loạn và ứ trệ máu tại tĩnh mạch hậu môn. Tĩnh mạch phình ra, to hơn dần hình thành các búi trĩ.

Theo thuyết cơ học, áp lực lớn lên hậu môn và ổ bụng dẫn đến sự giãn nở cơ học quá mức ở tĩnh mạch hậu môn, gây ra bệnh trĩ.

Bác sĩ chuyên khoa bệnh trĩ

Hình ảnh mô tả bệnh trĩ

1.2. Phân loại trĩ: Làm thế nào để phân biệt các loại trĩ?

Bệnh trĩ chia thành ba loại, trong đó hai loại bệnh điển hình thường gặp là trĩ nội trĩ ngoại. Dạng bệnh kết hợp giữa hai loại trĩ này được gọi là trĩ hỗn hợp, dạng bệnh này mang đặc tính của cả trĩ nội và trĩ ngoại.

Các chuyên gia lấy đường lược làm ranh giới phân chia các loại bệnh trĩ. Trĩ nội nằm phía bên trên đường lược và bên trong ống hậu môn. Khi bệnh nhân rặn đại tiện, búi trĩ sa ra ngoài theo các mức tương ứng với 4 cấp độ bệnh.

– Trĩ nằm hoàn toàn trong ống hậu môn và thường rất khó để nhận biết

– Búi trĩ bắt đầu sa dần ra ngoài, tuy vậy độ sa chưa nhiều nên vẫn có thể tự co vào

– Không thể tự co

– Sa hoàn toàn ra ngoài.

Trĩ ngoại  nằm dưới đường lược và ngoài hậu môn. Loại trĩ này gây đau đớn hơn cho người bệnh so với trĩ nội. Các cấp độ của bệnh tương ứng với 4 giai đoạn như sau:

– Hình thành búi trĩ

– Búi trĩ dần phát triển, tăng kích thước và bắt đầu gây đau đớn.

– Trĩ sa nghẹt hậu môn

– Viêm nhiễm hoại tử búi trĩ.

Trĩ hỗn hợp hình thành khi trĩ nội sa ra ngoài và kết thành búi với trĩ ngoại ở bên ngoài hậu môn của bệnh nhân, gây đau đớn và khó điều trị hơn.

1.3. Nguyên nhân “đứng sau” bệnh trĩ

Yếu tố đầu tiên tiềm ẩn nguy cơ bệnh trĩ là ở tuổi tác. Với độ tuổi từ 30-60 tuổi có nguy cơ mắc trĩ rất cao. Ngoài ra, bệnh ở phụ nữ cũng có tỷ lệ cao hơn đàn ông, chiếm khoảng 60%. Bên cạnh đó, trĩ hình thành do những nguyên nhân sau:

– Việc không thường xuyên vận động, ngồi hoặc đứng quá lâu một tư thế. Điều này do đặc thù công việc hoặc thói quen của nhiều người

– Cơ thể thiếu hụt nước, chất xơ từ rau củ, do đó gây ra táo bón

– Phụ nữ mang thai và quá trình sinh nở, đặc biệt là sản phụ sinh thường nếu rặn đẻ không đúng cách, rặn quá mạnh

– Thói quen không tốt khi đi đại tiện như ngồi trong toilet quá lâu, rặn mạnh và không đúng cách khi đại tiện.

Táo bón gây ra bệnh trĩ

Táo bón gây ra bệnh trĩ

2. Bệnh trĩ cần được thăm khám chuyên khoa

2.1. Tại sao bệnh trĩ cần được điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa bệnh trĩ?

Bệnh trĩ là căn bệnh thầm kín, điều này khiến nhiều bệnh nhân ngại ngần và thường không dám đi khám. Tuy vậy, bệnh trĩ không thể tự khỏi, không thể khỏi triệt để nếu chỉ tự chữa bằng các biện pháp chữa truyền miệng, các bài thuốc dân gian tại nhà.

Khi thăm khám, các bác sĩ chuyên khoa có thể kịp thời xác định tình trạng bệnh và đưa ra phương án giải quyết triệt để. Nhờ đó, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng biện pháp an toàn và hiệu quả. Ngoài ra, có thể tránh được những hệ lụy khôn lường do việc tự chữa không đúng cách gây nên. Do vậy, bệnh nhân nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín để điều trị bệnh được an toàn và hiệu quả ngay từ khi bệnh nhẹ.

2.2. Khi nào bệnh nhân cần gặp bác sĩ chuyên khoa bệnh trĩ?

Câu trả lời là: Bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ ngay khi phát hiện những triệu chứng dù là rất nhẹ. Nguyên nhân là vì bệnh trĩ có thể điều trị rất dễ dàng nếu được phát hiện sớm. Khi đó, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị tại nhà, bệnh nhân sẽ dần khỏi thay vì để quá nặng và yêu cầu can thiệp ngoại khoa. Thăm khám bác sĩ sớm cũng là cách để bệnh nhân không bỏ qua thời điểm “vàng” trong điều trị trĩ.

Ngoài ra, khi bệnh đã nặng, bạn nhất định phải đi khám để tránh các biến chứng nặng nề của bệnh, cũng như chấm dứt nỗi phiền toái mà búi trĩ sưng to gây ra.

Nên đến thăm khám để được điều trị triệt để và hiệu quả

Nên đến thăm khám để được điều trị triệt để và hiệu quả

3. Các phương pháp điều trị chuyên khoa được áp dụng hiện nay

Bệnh trĩ có các phương thức điều trị: Điều trị bằng thuốc (nội khoa) khi bệnh mới chớm ở dạng nhẹ. Khi bệnh trở nặng, cần can thiệp bằng các thủ thuật, phẫu thuật mới có thể điều trị bệnh trĩ triệt để.

3.1. Điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp dùng thuốc (phương pháp nội khoa)

Một số loại thuốc sẽ được kê đơn cho bệnh nhân, trong đó thường bao gồm ba nhóm: Nhóm thuốc làm giảm đau, giảm triệu chứng – Nhóm thuốc hỗ trợ nhuận tràng tránh tình trạng táo bón – Nhóm thuốc giúp tăng độ bền tĩnh mạch. Ngoài ra, nếu trường hợp bệnh nhân bị chảy máu quá nhiều, bác sĩ sẽ kê thêm thuốc bổ sung sắt. Bệnh nhân cần sử dụng các loại thuốc này theo đúng thời gian và liều lượng chỉ định.

Ngoài ra, hầu hết bệnh nhân đều sẽ được dặn dò thay đổi chế độ ăn uống và vận động hợp lý, lành mạnh. Điều này có thể kết hợp với tác dụng của thuốc, giúp tăng hiệu quả điều trị, đẩy lùi bệnh trĩ nhanh chóng hơn.

3.2. Điều trị bệnh trĩ bằng các phẫu thuật, thủ thuật (điều trị ngoại khoa)

Khi bệnh trĩ đã bước sang giai đoạn 3,4 hoặc một số trường hợp trĩ độ 2, bệnh nhân sẽ được chỉ định can thiệp những phương pháp ngoại khoa (phẫu thuật, thủ thuật) phù hợp. Hiện nay, tại TCI cũng như một số bệnh viện lớn, uy tín khác thường áp dụng các phương pháp điều trị như sau:

– Công nghệ Laser Diode: Công nghệ phẫu thuật mà không dùng đến dao mổ hay thiết bị mổ. Thay vào đó, năng lượng Laser sẽ được ứng dụng để triệt bỏ búi trĩ hoàn toàn mà không gây cảm giác đau đớn, chảy máu, không để lại biến chứng.

– Phương pháp Longo: Thiết bị súng Longo sẽ được sử dụng nhằm loại bỏ búi trĩ, đem lại các ưu điểm như xâm lấn thấp, hạn chế đau đớn, chảy máu,…

– Phương pháp cắt trĩ kinh điển Milligan Morgan – Ferguson: cắt đơn lẻ từng búi trĩ, sau đó khâu buộc cuống búi trĩ lại, đảm bảo loại bỏ trĩ một cách  hiệu quả và triệt để.

Ngoài ra, một số thủ thuật khác có thể “điểm danh” như tiêm xơ, khâu treo và thắt mạch,..

Trên đây là thông tin về bệnh trĩ cũng như những lưu ý cho bệnh nhân về việc thăm khám bác sĩ chuyên khoa bệnh trĩ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital