Khi mang thai cần khám những gì? hành trình khám thai

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Với những mẹ bầu đã có kinh nghiệm mang thai lần đầu cho biết thời gian đầu họ khá bối rối vì lo lắng không biết mới phát hiện có thai nên làm gì? Khám thai chính là câu trả lời không thể thiếu. Vậy khi khám thai cần khám những gì? 
770x120v1
Bài viết dưới đây sẽ giúp chị em nắm rõ các xét nghiệm cần làm khi đi khám thai:
Trong thai kỳ, chị em cần thực hiện một số xét nghiệm để nắm rõ tình trạng sức khỏe cả mẹ và thai nhi

Các xét nghiệm cần làm trong ba tháng đầu mang thai

Siêu âm chụp lại hình ảnh của thai nhi

Siêu âm chụp lại hình ảnh của thai nhi

Trong lần đầu đi làm xét nghiệm mang thai, các bác sĩ sẽ kiểm tra toàn diện thai phụ như khám phụ khoa để kiểm tra những dấu hiệu bất thường có thể xảy ra;
– Kiểm xác định nhóm máu, tình trạng Rh cũng như kiểm tra chứng thiếu máu ở bà bầu, phát hiện viêm gan, rubella, thủy đậu và các bệnh xã hội khác….
– Xét nghiệm nước tiểu kiểm tra xem có bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
– Các xét nghiệm sàng lọc có thể cho bạn biết thông tin về nguy cơ và các vấn đề dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
Thời gian thực hiện ở 3 tháng đầu là từ tuần thứ 9 – 13, quan trọng nhất là tuần thứ 12, bạn cần xét nghiệm, siêu âm để bác sĩ chẩn đoán sớm dị tật bẩm sinh cho thai nhi.

Ba tháng giữa

Bác sĩ có thể yêu cầu kiểm tra nước tiểu để tìm dấu hiệu của chứng tiền sản giật, nhiễm trùng đường tiết niệu và các bệnh khác.

Xét nghiệm máu là một trong những xét nghiệm cần làm trong quá trình khám thai

Xét nghiệm máu là một trong những xét nghiệm cần làm trong quá trình khám thai

Siêu âm để kiểm tra bất thường về hình thái và xác minh ngày dự sinh của em bé.
Trong khoảng thời gian từ tuần 24 – 28, bạn sẽ được tiến hành xét nghiệm sàng lọc glucose để kiểm tra xem có bị bệnh đái tháo đường thai kỳ hay không; xét nghiệm máu để kiểm tra thiếu máu.
Từ tuần 15 – 18, bạn có thể Test triple để xác định các vấn đề về nhiễm sắc thể và dị tật bẩm sinh.

Ba tháng cuối mang thai

Trong giai đoạn này các bác sĩ sẽ tiếp tục yêu cầu kiểm tra nước tiểu để xác định dấu hiệu của chứng tiền sản giật, nhiễm trùng đường tiết niệu,….
Từ tuần 35 – 37, bạn sẽ được xét nghiệm để xác định các bệnh nhiễm trùng thông thường.
Dưới đây là những xét nghiệm thường được thực hiện trong ba tháng tháng cuối của thai kỳ:
– Nếu lượng đường trong máu tăng cao khi bạn tiến hành kiểm tra, các bác sĩ sẽ cho thử dung nạp glucose để xác định xem bạn có mắc bệnh tiểu đường hay không.

Trao đổi với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của bản thân

Trao đổi với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của bản thân

– Kiểm tra máu để xác định chứng thiếu máu.
– Nếu có nguy cơ bị nhiễm trùng qua đường tình dục thì sẽ được kiểm tra một lần nữa để kiểm tra các bệnh xã hội.
– Nếu kết quả siêu âm cho thấy các triệu chứng liên quan đến nhau thai thì sẽ được siêu âm để kiểm tra vị trí của nhau thai.
Trường hợp quá trình mang thai hoàn toàn bình thường nhưng vượt quá ngày dự sinh mà chưa có dấu hiệu trở dạ, bạn cần đi khám thai để đảm bảo em bé vẫn an toàn trong bụng mẹ. Từ tuần thứ 40 – 41, tiến hành kiểm tra đầy đủ trong đó bao gồm kiểm tra nhịp tim của thai nhi và siêu âm để kiểm tra nước ối. Các xét nghiệm này thường được thực hiện hai lần 1 tuần để biết thai nhi có an toàn không và có nên chờ đợi đến ngày sinh hay phải tiến hành sinh mổ.
Để biết thêm thông tin và được tư vấn thêm , bạn đọc vui lòng liên hệ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc theo số điện thoại 0936 388 288 hoặc 1900 55 88 92 để được giải đáp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital