Để theo dõi sự phát triển của trẻ cũng như phát hiện những bất thường về sức khỏe thai nhi, các mẹ bầu thường sốt sắng đi khám thai. Siêu âm là một kỹ thuật bắt buộc đối với những mẹ bầu đi khám thai. Tuy nhiên nhiều người không biết rằng việc lạm dụng siêu âm có thể gây hại cho sức khỏe và sự phát triển của chính con mình.
Siêu âm trong khám thai là một phương pháp khảo sát bằng hình ảnh học. Bác sĩ cho một phần của cơ thể tiếp xúc với sóng âm có tần số cao rồi theo dõi hình ảnh bên trong cơ thể.
Menu xem nhanh:
1. Khám thai nhiều có tốt không?
Thành thực mà nói ai cũng muốn nhìn thấy đứa con trong bụng của mình trông như thế nào? nam hay nữ? phát triển bình thường không? Nhiều người nóng lòng đến mức liên tục đi khám thai và thực hiện kỹ thuật siêu âm để “tận hưởng” cảm giác hạnh phúc khi thấy con mình quẫy đạp trong bụng, số khác không thể chờ đợi còn in ảnh con, dựng thành phim để hàng ngày ngắm nhìn…
>> Có thể bạn quan tâm: Đẻ thường và đẻ mổ cái nào tốt hơn? con thông minh hơn?
Việc siêu âm quá nhiều lần không chỉ khiến các bà bầu tốn thời gian, công sức và tiền bạc mà bên cạnh đó còn tiềm ẩn những nguy cơ cho chính sức khỏe của mình khi tiếp xúc với sóng siêu âm điện từ mạnh.
Sàng lọc trước sinh bằng thủ pháp siêu âm là biện pháp nhằm hạn chế những rủi ro dị tật của trẻ nhỏ. Tuy nhiên việc làm dụng hình thức siêu âm có thể lại chính là tác nhân gây dị tật bẩm sinh cho trẻ như: giảm thính lực, thị lực và một số giác quan kém nhạy bén hơn. Như vậy rõ ràng “gậy ông đập lưng ông” khi các mẹ liên tục siêu âm với mong muốn kiểm tra sức khỏe con yêu. Chính vì thế, lời khuyên từ chuyên gia là các mẹ không nên khám thai nhiều lần mà chỉ nên khám theo hướng dẫn của các bác sĩ.
Thông tin bài đọc:Nhận biết Dấu hiệu chuyển dạ
Thời kỳ thai dưới 8 tuần tuổi (tức là 2 tháng thai kỳ đầu) cơ thể con đang dần hình thành và đồng bộ về các chức năng bộ phận, việc chiếu sóng điện từ có tần suất lớn ai dám chắc sẽ không gây cản trở quá trình hoàn thiện tự nhiên ở trẻ?
2. Khi nào đi khám thai là hợp lý?
Khám thai đúng thời điểm
Khám thai không cần thiết phải khám nhiều, chỉ cần đúng thời điểm. Theo chỉ định của bác sĩ khoa sản, có 3 thời điểm vàng để mẹ bầu đi siêu âm thai:
– Từ tuần 12 -14 của thai kỳ: Thời điểm chính xác nhất để phát hiện những dấu hiệu và nguy cơ gây dị tật bẩm sinh cho trẻ như: Down, dị dạng tim, chi, thoát vị cơ hoành…
– Từ tuần 21 – 24 của thai kỳ: Thời điểm khảo sát hình thể thai nhi gồm cột sống, hộp sọ, não, tim, phổi, thận, cánh tay và chân của thai nhi… nhằm phát hiện những dị tật về cơ thể trẻ như sứt môi, mẻ trán, hở hàm ếch,…
– Từ tuần 30 – 32 của thai kỳ: Thời điểm này giúp kiểm tra những bất thường ở tim, mạch máu và các dấu hiệu khác ở ngôi thai, cân nặng thai nhi, khảo sát bánh nhau, dây rốn, nước ối… làm cơ sở để kết luận phương thức sinh phù hợp cho mẹ.
3. Khám thai tại những cơ sở y tế uy tín
Siêu âm trong khám thai là phương pháp khảo sát tình trạng thai nhi đơn giản cho kết quả nhanh nhất. Tuy nhiên tại các cơ sở y tế không uy tín với hệ thống thiết bị chưa đạt tiêu chuẩn sẽ dẫn đến sự sai lệch trong quá trình siêu âm, gây tâm lý hoang mang cho mẹ. Vì vậy hãy chọn những cơ sở phụ sản chất lượng cao với đội ngũ bác sĩ và thiết bị y tế hiện đại để các mẹ có thể an tâm với kết quả chính xác ngay lần đầu tiên.
>> Tìm hiểu: Khám thai ở đâu tốt Hà Nội?
Khoa phụ sản Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc là cơ sở y tế uy tín hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành. Với sự tận tình trong khám chữa bệnh, giàu có về kinh nghiệm chuyên môn cùng sự khoa học của hệ thống công nghệ y tế. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc chắc chắn sẽ làm hài lòng sự tin tưởng cho các mẹ bầu cho những lần khám và siêu âm chất lượng, hiệu quả.
Tin liên quan
- Mang thai sau sinh mổ 10 tháng có nguy hiểm không
- Những bộ phận cơ thể dễ bị sưng khi mang thai
- Đau bụng lâm râm tháng thứ 8 thai kỳ có sao không
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc