Mốc khám thai 30 tuần tuổi là thời điểm thích hợp cho các mẹ bầu tiêm phòng uốn ván lần 2. Việc làm này có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ và phòng tránh bệnh uốn ván nguy hiểm ở trẻ.
Menu xem nhanh:
Sự phát triển của thai nhi 30 tuần tuổi
Qua siêu âm thai 30 tuần, bé nặng khoảng 1,33 – 1,35 kg, cao khoảng 36 – 38 cm tính từ đầu đến gót chân. Đây là thời điểm não bộ của bé phát triển rất nhanh, kích thước vòng đầu cũng tăng trưởng không ngừng để đáp ứng theo. Bé biết quay đầu sang hai bên, bé cũng có thể ngọ nguậy nhiều, đạp và lộn nhào khiến người mẹ khó ngủ.
Phổi của bé đã có nước bên trong để chuẩn bị cho việc hô hấp khi ra với thế giới bên ngoài. Thị lực tương đối phát triển tích cực, các lông tơ đang dần biến mất, các chất béo đang được tích tụ dưới da khiến tay, chân và thân mình trở nên tròn trịa hơn.
Trong tuần này, tinh hoàn bé trai đã di chuyển từ gần thận về tới gần háng, âm vật của bé gái thì phát triển lên phía trên bởi hai môi âm vật chưa đủ lớn để bao phủ.
Sự thay đổi của cơ thể người mẹ
Bước vào tuần thai thứ 30, mẹ bầu thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, làm việc rời rạc và khó ngủ, cảm thấy khó chịu ở vùng xương chậu và bụng. Người mẹ có thể cảm thấy các cơ tử cung thỉnh thoảng bị co thắt.
Ở tuần này, núm vú của mẹ lớn hơn, sữa non thường bị rò rỉ, mẹ bầu nên nhét vài miếng đệm vào trong áo ngực để tránh làm bẩn quần áo. Bên cạnh đó, các triệu chứng hay phải đối mặt trong tuần thai 30 là ợ nóng, khó tiêu, táo bón, dịch âm đạo tiết nhiều, bàn chân và mắt cá chân sưng lên, đau do những cú chuyển động rõ rệt của thai nhi.
Mặc dù cảm giác thèm ăn tăng lên nhiều song mẹ bầu vẫn cần thực hiện cho mình một chế độ dinh dưỡng phù hợp, đảm bảo các khoáng chất và vitamin, bổ sung lượng Omega – 3 có trong cải bó xôi, các loại đậu, quả hạch, dầu cá, dầu hạt cải,…Mẹ bầu cũng nên luyện tập các bài tập thư giãn, làm mềm cơ, hỗ trợ quá trình chuyển dạ, có thể lựa chọn yoga cho bà bầu.
Khám thai 30 tuần
Nếu mẹ bầu đã được tiêm phòng uốn ván lần 1 ở tuần thai thứ 26 thì đây là thời điểm thích hợp cho việc tiêm phòng mũi thứ 2 bởi hai mũi vacxin này cần cách nhau ít nhất 1 tháng và mũi thứ hai phải tiêm trước ngày sinh cũng ít nhất 1 tháng.
Bên cạnh đó mẹ bầu cũng có thể làm thủ tục đăng ký đẻ trong lần khám thai này.
Xem thêm
>> Khám thai 32 tuần làm những gì?
> Khám thai 26 tuần
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc