Khám dinh dưỡng cho trẻ thừa cân, béo phì

Tham vấn bác sĩ
Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Thị Lâm

Bác sĩ Dinh dưỡng

Hiện nay, tình trạng trẻ em bé phì ngày càng gia tăng do sự chiều chuộng của cha mẹ về việc ăn uống. Chính chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt thiếu khoa học hằng ngày đã gây ra những ảnh hưởng về cân nặng và sức khỏe của trẻ. Vì vậy khám dinh dưỡng cho trẻ thừa cân, béo phì cũng như xây dựng chế độ ăn lành mạnh, khoa học cho trẻ là việc vô cùng cần thiết.

1. Thực trạng trẻ thừa cân, béo phì ở Việt Nam hiện nay

Năm 2016, số trẻ thừa cân, béo phì dưới 5 tuổi trên Thế giới là 41 triệu và số trẻ bị thừa cân, béo phì ở độ tuổi từ 5 – 19 lên đến 340 triệu (theo WHO – Tổ chức Y tế Thế giới). Tại Việt Nam, trong suốt thập kỷ qua, số trẻ thừa cân, béo phì có xu hướng tăng “chóng mặt”, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Cụ thể, kế quả thống kê gần nhất cho biết tỷ lệ trẻ béo phì ở nội thành Hà Nội chiếm 41% còn ở TP. HCM chiếm hơn 50% so với cả nước.

Các bác sĩ cũng như các chuyên gia đã đưa cảnh báo, tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ em vẫn đang tiếp tục gia tăng. Tuy nhiên, đáng quan ngại hơn cả là ngay cả những trẻ có thân hình bình thường, không to béo cũng được chẩn đoán là béo phì nhưng khi kiểm tra dinh dưỡng thì vẫn bị thiếu một số vi chất cần thiết. Đặc biệt, phần lớn phụ huynh đều đưa con đi khám dinh dưỡng rất muộn, khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn.

Các bác sĩ cũng như các chuyên gia đã đưa cảnh báo, tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ em vẫn đang tiếp tục gia tăng.

Các bác sĩ cũng như các chuyên gia đã đưa cảnh báo, tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ em vẫn đang tiếp tục gia tăng.

2. Vì sao trẻ bị thừa cân, béo phì?

2.1. Chế độ ăn và thói quen sinh hoạt

Theo các bác sĩ và các chuyên gia, trẻ thừa cân, béo phì nhưng vẫn thiếu vi chất chủ yếu là do khẩu phần ăn thiếu khoa học và ít vận động. Chính sự mất cân đối giữa các nhóm chất như đường bột, đạm, béo, vitamin và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể đã gây ra cùng lúc hai hiện tượng:

– Khẩu phần năng lượng nạp vào vượt quá mức nhu cầu của cơ thể trẻ khiến dư thừa năng lượng. Phần năng lượng bị dư thừa đó sẽ tích lũy lại, theo thời gian trở thành mỡ thừa, tích tụ ở nhiều cơ quan trong cơ thể.

– Một số vi chất cần thiết vẫn không được cung cấp đủ, dẫn đến thiếu chất.

Vì vậy, những bạn nhỏ có chế độ ăn giàu chất béo, chất đường và những thói quen thiếu lành mạnh như ăn nhanh, ăn vặt, ăn trước ngủ, ít vận động… sẽ có nguy cơ cao bị thừa cân, béo phì.

Theo các bác sĩ và các chuyên gia, trẻ thừa cân, béo phì nhưng vẫn thiếu vi chất chủ yếu là do khẩu phần ăn thiếu khoa học và ít vận động.

Theo các bác sĩ và các chuyên gia, trẻ thừa cân, béo phì nhưng vẫn thiếu vi chất chủ yếu là do khẩu phần ăn thiếu khoa học và ít vận động.

2.2. Một số nguyên nhân khác

Ngoài ra, các chuyên gia cho biết một số nguyên nhân khác cũng dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ em còn bao gồm:

– Cân nặng khi mới sinh ra của trẻ: Trẻ sơ sinh có cân nặng từ 3,5kg trở lên có nguy cơ thừa cân, béo phì cao gấp 2,4 lần trẻ có cân nặng dưới mức này.

– Trẻ sơ sinh không được nuôi bằng sữa mẹ: Trẻ ăn sữa ngoài, sữa công thức hay sữa bò… cũng có nguy cơ thừa cân, béo phì cao gấp 2,8 lần so với trẻ được bú mẹ hoàn toàn.

Chính vì thế, chế độ dinh dưỡng của người phụ nữ trong thai kỳ cũng như việc cho trẻ bú mẹ rất quan trọng, tạo nền tảng cho trẻ phát triển và tăng trưởng sau này.

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cho thấy quá trình tiêu mỡ hoạt động hiệu quả tối đa về đêm, khi trẻ ngủ đủ giấc. Do đó, trẻ không ngủ đủ giấc sẽ khiến quá trình này bị hạn chế, đồng thời khiến lượng mỡ không được đốt cháy tiếp tục bị tích lũy và trở thành mỡ thừa.

Trẻ ăn sữa ngoài, sữa công thức hay sữa bò… cũng có nguy cơ thừa cân, béo phì cao gấp 2,8 lần so với trẻ được bú mẹ hoàn toàn.

Trẻ ăn sữa ngoài, sữa công thức hay sữa bò… cũng có nguy cơ thừa cân, béo phì cao gấp 2,8 lần so với trẻ được bú mẹ hoàn toàn.

3. Những ảnh hưởng đến sức khỏe khi trẻ thừa cân, béo phì

Vì sao các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng khuyên cha mẹ nên khám dinh dưỡng cho trẻ thừa cân, béo phì? Đó là bởi vì tình trạng thừa cân, béo phì gây ra rất nhiều hệ lụy nghiêm trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Cụ thể:

3.1. Nguy cơ rối loạn nội tiết và dậy thì sớm

Chính tình trạng dư thừa mỡ và các mô mỡ khiến cho quá trình tăng sinh lượng leptin diễn ra mạnh mẽ. Đây là một loại hormone có vai trò điều chỉnh chức năng sinh sản, được tiết ra từ các tế bào chất béo. Khi cơ thể trẻ có đầy đủ hoặc dư thừa leptin thì quá trình dậy thì sẽ diễn ra, đó cũng là lúc trẻ bắt đầu tuổi dậy thì. Như vậy, những trẻ thừa cân, béo phì và có nồng độ leptin cao sẽ có nguy cơ dậy thì sớm hơn so với các bạn cùng độ tuổi và có cân nặng bình thường.

Không những thế, nồng độ leptin trong cơ thể cao hơn bình thường, gây ra rối loạn nội tiết tố nữ (đối với bé gái) và rối loạn sinh lý nam (ở bé trai) sau này.

Những trẻ thừa cân, béo phì và có nồng độ leptin cao sẽ có nguy cơ dậy thì sớm hơn so với các bạn cùng độ tuổi và có cân nặng bình thường.

Những trẻ thừa cân, béo phì và có nồng độ leptin cao sẽ có nguy cơ dậy thì sớm hơn so với các bạn cùng độ tuổi và có cân nặng bình thường.

3.2. Nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa

– Nguy cơ rối loạn chuyển hóa glucose: Dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường;

– Nguy cơ rối loạn chuyển hóa lipid: Dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh gan nhiễm mỡ, xơ gan… và các bệnh lý về tiêu hóa, do mỡ thừa tích tụ lâu dài.

3.3. Nguy cơ mắc các bệnh lý khác

– Nguy cơ tăng huyết áp và lượng cholesterol trong máu, đồng thời tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch;

– Nguy cơ mắc các bệnh lý xương khớp: Trọng lượng cơ thể càng lớn, gây sức ép lên các khớp, nhất là, vùng lưng, khớp háng, khớp gối và cổ chân, làm cho các khớp sớm bị tổn thương và lão hóa nhanh.

– Nguy cơ mắc các bệnh lý hô hấp: Trẻ béo phì, thừa cân có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn, ngưng thở khi ngủ… cao hơn trẻ có cân nặng bình thường.

Trẻ thừa cân, béo phì có nguy cơ tăng huyết áp.

Trẻ thừa cân, béo phì có nguy cơ tăng huyết áp.

4. Khám dinh dưỡng cho trẻ thừa cân, béo phì ở Thu Cúc

Có thể nói, việc kiểm tra và đánh giá tình trạng dinh dưỡng sớm ở trẻ sẽ giúp bác sĩ phát hiện các yếu tố nguy cơ gây ra tình trạng thừa cân, béo phì. Từ đó, có biện pháp khắc phục kịp thời.

4.1. Vì sao nên khám dinh dưỡng cho trẻ thừa cân, béo phì ở Thu Cúc

Dưới đây là sự khác biệt được tạo nên từ những ưu điểm của Khoa Dinh dưỡng – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc:

– Đội ngũ bác sĩ và chuyên gia đầu ngành: Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Lâm – Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia.

– Trang thiết bị hiện đại hàng đầu, cho kết quả nhanh chóng, chính xác, hỗ trợ các bác sĩ hiệu quả trong quá trình chẩn đoán và điều trị.

+ Máy phân tích thành phần cơ thể đến từ thương hiệu Tanita (Nhật Bản);

+ Hệ thống xét nghiệm vi chất bằng robot tự động;

+ Máy đo loãng xương đến từ thương hiệu Dexxum (Hàn Quốc);

– Thực hiện “cá nhân hóa” trong việc thiết kế thực đơn dinh dưỡng cho trẻ.

– Hướng dẫn mẹ cách thực hành dinh dưỡng khoa học, từ khâu lựa chọn đến chế biến thực phẩm.

– Dịch vụ cao cấp, chuyên nghiệp, đem lại những trải nghiệm giá trị cho khách hàng.

Trẻ thừa cân, béo phì có nguy cơ tăng huyết áp.

Trẻ thừa cân, béo phì có nguy cơ tăng huyết áp.

4.2. Quy trình khám dinh dưỡng cho trẻ thừa cân, béo phì ở Thu Cúc

Điều trị thừa cân, béo phì ở trẻ em là một quá trình khắt khe, từ chẩn đoán, tư vấn, xây dựng phác đồ đến sự kiên trì và thực hiện tuân thủ nghiêm ngặt. Tất cả những bước này đòi hỏi tính chuẩn mực, chính xác, nhằm đem lại hiệu quả tối đa.

Chính vì thế, quy trình khám ở Thu Cúc luôn tuân thủ các bước chuẩn chỉnh:

– Thu thập chiều cao, cân nặng (đối với trẻ dưới 9 tuổi) và chỉ số thành phần cơ thể (đối với trẻ trên 9 tuổi).

– Trao đổi và khai thác thông tin chi tiết về bệnh sử của trẻ.

– Tiến hành xét nghiệm vi chất.

– Xây dựng phác đồ điều trị chuyên biệt, toàn diện và khoa học.

– Thiết kế thực đơn phù hợp với nhu cầu và sở thích theo từng ngày, tuần, tháng… không chỉ đảm bảo sự an toàn mà còn đảm bảo tính khoa học, giúp hỗ trợ tốt quá trình điều trị đạt hiệu quả cao nhất.

Nếu các mẹ đang nghi ngờ hay thấy con yêu có dấu hiệu hoặc nguy cơ thừa cân, béo phì, hãy nhanh chóng đưa bé đến Khoa Dinh dưỡng của Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để được thăm khám và tư vấn điều trị (nếu cần) trong thời gian sớm nhất. Hoặc các mẹ có thể liên hệ với chúng tôi theo số tổng đài để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ đặt lịch khám.

Tổng đài: 1900558892

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital