Bệnh trĩ có xu hướng phát triển âm thầm nên người bệnh trĩ thường có tâm lý chủ quan và “nước đến chân mới nhảy”. Chủ động thực hiện thăm khám bệnh trĩ là cách tốt nhất giúp người bệnh có cái nhìn đúng về bệnh và nhanh chóng tiến hành điều trị đúng cách.
Menu xem nhanh:
1. Bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ là bệnh lý xảy ra do tình trạng giãn quá mức ở các đám rối tĩnh mạch thuộc trực tràng hoặc các mô xung quanh hậu môn. Bệnh trĩ phát triển theo các cấp độ/giai đoạn nặng dần vì vậy nếu bệnh không được phát hiện và tiến hành điều trị sớm sẽ gây nhiều đau đớn, ngứa rát, khó chịu, thậm chí là dẫn đến những biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Bệnh trĩ được phân loại theo 2 nhóm phổ biến là trĩ nội và trĩ ngoại:
– Trĩ nội: Đây là tình trạng búi trĩ hình thành và phát triển bên trong ống hậu môn. Ở giai đoạn đầu của bệnh, triệu chứng thường không rõ ràng, không thể quan sát được búi trĩ, người bệnh ít có cảm thấy đau đớn, nên khó có thể phát hiện sớm bệnh. Khi đó chỉ có chủ động thăm khám mới nhanh chóng xác định đúng bệnh.
– Trĩ ngoại: Khác với trĩ nội, búi trĩ ngoại hình thành bên ngoài ống hậu môn và gây đau ngay từ giai đoạn đầu. Việc nhận biết bệnh trĩ ngoại cũng dễ dàng hơn nhiều so với trĩ nội vì có thể quan sát thấy búi trĩ bằng mắt thường là các nếp gấp xung quanh vùng hậu môn.
2. Khám bệnh trĩ thực hiện khám những gì?
Trĩ là một bệnh thuộc khu vực nhạy cảm, nhắc đến khám trĩ hầu hết người bệnh đều tỏ ra e ngại, thậm chí nhiều trường hợp giấu bệnh hoặc tự ý điều trị chỉ vì không muốn nhắc tới căn bệnh khó nói này.
Và đó cũng là một trong những sai lầm nghiêm trọng nhất mà người bệnh thường gặp phải. Bệnh trĩ chỉ được dứt điểm khi thực hiện điều trị đúng cách, đúng phương pháp nếu không bệnh sẽ trở nặng và khó tránh khỏi những biến chứng nhất định.
Để làm được điều đó, trước hết người bệnh trĩ cần chủ động thăm khám với bác sĩ chuyên khoa khi cần nhằm đánh giá chính xác tình trạng bệnh rồi mới có thể đi vào tiến hành điều trị cụ thể. Một số thông tin người bệnh cần quan tâm khi thực hiện thăm khám trĩ như sau:
2.1. Khi nào cần thực hiện khám bệnh trĩ?
Khi nhận thấy một hoặc một vài dấu hiệu bất thường nghi ngờ trĩ như đau rát, ngứa và cảm giác ẩm ướt vùng hậu môn; khó đi đại tiện; xuất hiện máu trong phân hoặc trên giấy lau; bị thiếu máu không rõ nguyên nhân; cơ thể mệt mỏi,… thì hãy đến ngay bệnh viện để được thăm khám chính xác bệnh tình.
2.2. Bệnh trĩ khám chuyên khoa nào?
Khi quyết định thăm khám trĩ, người bệnh hãy lựa chọn các cơ sở y tế uy tín để tiến hành kiểm tra và sẽ được điều hướng thực hiện tại khoa Ngoại tiêu hóa hoặc chuyên khoa Hậu môn – trực tràng.
2.3. Khám bệnh trĩ sẽ khám những gì?
Đầu tiên, bác sĩ chuyên khoa sẽ đặt ra một số câu hỏi và người bệnh cần trả lời tất cả một cách chính xác với tình trạng bệnh hiện tại của bản thân. Bởi đây sẽ là cơ sở đầu tiên giúp chẩn đoán và tìm ra nguyên nhân bệnh. Một số câu hỏi có thể là:
– Trong gia đình có thành viên nào đã hoặc đang bị trĩ không?
– Đặc điểm công việc của bạn ra sao?
– Chế độ ăn uống mỗi ngày, có hay đồ cay nóng, thực phẩm chế biến sẵn hay đồ ăn nhiều dầu mỡ không?; Có thường xuyên ăn rau xanh không?; Có uống đủ lượng nước tối thiểu trong ngày không?,..
– Đã từng bị bệnh táo bón chưa, mức độ táo bón như thế nào?
– Liệt kê các triệu chứng gặp phải mỗi lần đi vệ sinh?
– Bạn đã sử dụng thuốc hay phương pháp điều trị nào trước đó chưa?
Sau khi có những thông tin đầu tiên, nhận diện ban đầu về bệnh thông qua các câu trả lời, bác sĩ sẽ khám trực tiếp tại vùng hậu môn để đánh giá chính xác tình trạng búi trĩ. Khi đó, ngoài việc quan sát bằng mắt thường, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện thêm các các xét nghiệm liên quan và tiến hành nội soi hậu môn trực tràng với mục đích nhận biết các tổn thương và tình trạng bên trong của búi trĩ.
Cuối cùng là đưa ra kết luận. Bác sĩ sẽ tổng hợp kết quả và kết luận về tình trạng của búi trĩ ở cấp độ (với trĩ nội) hoặc giai đoạn (với trĩ ngoại) nào để thuận tiện hơn trong việc tiến hành điều trị về sau.
3. Vì sao nên tiến hành khám bệnh trĩ càng sớm càng tốt?
Trĩ nên được tiến hành điều trị ngay ở những giai đoạn đầu tiên của bệnh vì khi đó người bệnh ít phải chịu đau đớn, phương pháp áp dụng đơn giản và tỷ lệ thoát trĩ triệt để cao. Chính vì thế, việc thăm khám trĩ càng sớm càng tốt là điều rất cần thiết.
Chưa hết, khi không thực hiện thăm khám cẩn thận mà tự tìm cách điều trị tại nhà, việc làm này sẽ chỉ khiến bệnh thêm trở nặng, các triệu chứng như đau đớn, ngứa rát, khó chịu ngày một nghiêm trọng. Điều trị sai cách còn làm tăng nguy cơ biến chứng, người bệnh có thể gặp phải các tình trạng như viêm nhiễm hậu môn mạn tính, rò hậu môn, hẹp trực tràng, nứt kẽ hậu môn và thậm chí là diến biến trở nặng thành ung thư.
Như vậy, thực hiện khám bệnh trĩ sẽ đảm bảo quá trình thực hiện chữa trĩ đúng hướng, trúng đích ngay từ đầu, mang lại hiệu quả điều trị tốt, tỷ lệ thoát trĩ cao.
4. Chỉ định điều trị trĩ
Sau khi đã hoàn tất công việc thăm khám và đánh giá chính xác tình trạng búi trĩ, bác sĩ mới có thể đưa ra phác đồ điều trị cùng phương pháp chữa trĩ phù hợp đối với từng trường hợp cụ thể. Thông thường, về phương pháp điều trị sẽ được chỉ định theo 2 hướng như sau:
– Trĩ nhẹ: Tiến hành điều trị nội khoa bằng thuốc, song song kết hợp chế độ ăn uống, điều chỉnh thói quen vận động đúng cách.
– Trĩ nặng: Tiến hành điều trị ngoại khoa cắt búi trĩ. Hiện nay, các phương pháp cắt trĩ ít xâm lấn trở thành lựa chọn ưu tiên của đông đảo người bệnh trĩ nhờ những ưu điểm như ít gây đau đớn, hiệu quả cao, vết mổ sớm lành và người bệnh nhanh chóng hồi phục.
Khám bệnh trĩ nhất định không thể chần chừ, tiến hành càng sớm càng tốt để đánh giá đúng tình trạng bệnh, từ đó đưa đến giải pháp điều trị đúng cách mới giúp người bệnh nhanh chóng thoát trĩ an toàn.