Khái quát về viêm xoang mạn tính

Tham vấn bác sĩ
Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ

Dương Văn Tiến

Trưởng phòng khám Tai mũi họng Cơ sở 286 Thụy Khuê

Viêm xoang mạn tính là tình trạng viêm các xoang cạnh mũi kéo dài trên 8 tuần. Viêm xoang mạn tính có thể do nhiễm trùng gây ra nhưng cũng có thể do các u trong xoang (polyp mũi) hoặc bởi vách ngăn mũi lệch.  Bệnh thường gặp ở những người trong độ tuổi thanh niên hoặc trung niên nhưng cũng ảnh hưởng đến trẻ em.

Triệu chứng của viêm xoang mạn tính là gì?

Chảy nước mũi đặc, màu vàng hoặc màu xanh; dich có thể chảy ra mũi trước trước hoặc chảy phía sau xuống họng có thể là triệu chứng của viêm xoang mạn tính.

Chảy nước mũi đặc, màu vàng hoặc màu xanh; dich chảy ra mũi trước trước hoặc chảy phía sau xuống họng có thể là triệu chứng của viêm xoang mạn tính.

Viêm xoang mạn tính và viêm xoang cấp tính có các dấu hiệu và triệu chứng tương tự nhưng viêm xoang cấp tính chỉ là tình trạng viêm tạm thời của các xoang, thường gắn liền với cảm lạnh.
Để chẩn đoán viêm xoang mạn tính, ít nhất phải có 2 trong số các triệu chứng sau:

  • Chảy nước mũi đặc, màu vàng hoặc màu xanh. Dịch có thể chảy ra mũi trước trước hoặc chảy phía sau xuống họng.
  • Nghẹt mũi, gây khó thở
  • Đau và sưng xung quanh mắt, má, mũi hoặc trán
  • Giảm khứu giác và vị giác

Các dấu hiệu và triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Đau tai
  • Đau nhức trong xương hàm và răng hàm trên
  • Ho, đặc biệt là vào ban đêm
  • Hôi miệng
  • Mệt mỏi, khó chịu
  • Buồn nôn

Các triệu chứng của viêm xoang mạn tính là tương tự như viêm xoang cấp tính, ngoại trừ việc kéo dài hơn và thường gây mệt mỏi hơn. Sốt không phải là một dấu hiệu thường gặp của viêm xoang mạn tính mà có thể là dấu hiệu của viêm xoang cấp tính.

Nguyên nhân gây bệnh viêm xoang mạn tính

Một trong những nguyên nhân gây viêm xoang mạn tính là sự hình thành của polyp mũi.

Một trong những nguyên nhân gây viêm xoang mạn tính là sự hình thành của polyp mũi.

Các nguyên nhân phổ biến của viêm xoang mạn tính bao gồm:

  • Polyp mũi: tăng trưởng mô ở mũi có thể gây tắc khe mũi hoặc xoang.
  • Phản ứng dị ứng: tình trạng phản ứng viêm do dị ứng cũng có thể là nguyên nhân gây viêm xoang mạn tính.
  • Vách ngăn mũi lệch: vách ngăn mũi bị lệch – vách ngăn giữa hai bên lỗ mũi – có thể làm tắc nghẽn ống xoang.
  • Chấn thương ở mặt: xương vùng mặt bị gãy có thể gây tắc nghẽn ống xoang.
  • Biến chứng của một số bệnh lý như bệnh xơ nang, trào ngược dạ dày hoặc HIV và các bệnh liên quan đến hệ miễn dịch khác có thể dẫn đến tắc nghẽn mũi.
  • Nhiễm trùng đường hô hấp: nhiễm trùng đường hô hấp, phổ biến nhất là cảm lạnh, có thể gây viêm màng xoang, ngăn chặn thoát dịch nhầy, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Các nguyên nhân gây nhiễm trùng là virus, vi khuẩn hoặc nấm tự nhiên.
  • Dị ứng phấn hoa, cỏ khô hay các tác nhân dị ứng khác cũng có thể ảnh hưởng đến xoang.
  • Tế bào của hệ miễn dịch: trong một số bệnh lý, tế bào miễn dịch gọi là bạch cầu eosinophils có thể gây viêm xoang.

Các yếu tố nguy cơ của viêm xoang là gì?

Nguy cơ viêm xoang mạn tính tăng cao nếu:

  • Bất thường cấu trúc giải phẫu của mũi, chẳng hạn như có polyp ở mũi hoặc vách ngăn mũi bị lệch.
  • Mẫn cảm với aspirin gây ra các triệu chứng hô hấp
  • Bị rối loạn hệ miễn dịch, như khi bị HIV/AIDS hoặc xơ nang
  • Suyễn – khoảng 1 trong 5 người bị viêm xoang mãn tính có bệnh hen suyễn
  • Tiếp xúc thường xuyên với các chất ô nhiễm như khói thuốc lá

Biến chứng của viêm xoang mạn tính là gì?

Biến chứng viêm xoang mãn tính bao gồm:

  • Bệnh suyễn: Viêm xoang mãn tính có thể gây ra các cơn hen suyễn.
  • Viêm màng não: xảy ra khi tình trạng nhiễm trùng lan đến màng não và tủy sống.
  • Vấn đề về thị lực: nếu nhiễm trùng lây lan đến hốc mắt, nó có thể gây giảm thị lực hoặc thậm chí mù lòa vĩnh viễn.
  • Phình động mạch hoặc cục máu đông: nhiễm trùng có thể gây ra các vấn đề trong các tĩnh mạch xung quanh xoang, làm ảnh hưởng đến nguồn cung cấp máu cho não, kéo theo nguy cơ đột quỵ.

Làm thế nào để biết một người bị viêm xoang mạn tính?

Để tìm nguyên nhân gây ra các triệu chứng, chẩn đoán xem liệu có phải là viêm xoang mạn tính hay không, bác sĩ sẽ khám mũi và họng của người bệnh.
Ngoài ra người bệnh cũng có thể được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh như nội soi mũi, chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ. Nếu bác sĩ nghi ngờ tình trạng bệnh là do dị ứng, một vài xét nghiệm kiểm tra dị ứng trên da sẽ được tiến hành.

Bệnh viêm xoang mạn tính được điều trị như thế nào?

Để giảm bớt các triệu chứng khó chịu của viêm xoang mạn tính, người bệnh có thể được chỉ định điều trị bằng một số loại thuốc.

Để giảm bớt các triệu chứng khó chịu của viêm xoang mạn tính, người bệnh có thể được chỉ định điều trị bằng một số loại thuốc.

Mục tiêu điều trị của viêm xoang mạn tính là:

  • Giảm tình trạng viêm xoang
  • Giúp thoát dịch nhầy từ mũi
  • Loại bỏ các nguyên nhân tiềm ẩn gây viêm xoang
  • Giảm số đợt viêm xoang

Điều trị cải thiện triệu chứng
Bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân áp dụng các phương pháp điều trị sau để giảm các triệu chứng của viêm xoang như:

  • Dung dịch nước muối xịt mũi
  • Corticosteroids xịt mũi
  • Corticosteroids uống hoặc tiêm
  • Thuốc thông mũi
  • Thuốc giảm đau không cần kê toa
  • Giải mẫn cảm aspirin dành cho người mẫn cảm với aspirin gây viêm xoang.

Thuốc kháng sinh: nếu nguyên nhân gây viêm xoang là do nhiễm khuẩn, việc điều trị cần dùng thuốc kháng sinh.
Hệ miễn dịch: nếu viêm xoang xuất phát từ dị ứng, tiêm dị ứng (miễn dịch) để giúp cơ thể phản ứng lại với dị ứng nguyên có thể hiệu quả trong điều trị.
Phẫu thuật: trong trường hợp các phương pháp  nêu trên không hiệu quả, phẫu thuật nội soi xoang có thể là lựa chọn điều trị cho người bệnh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital