Theo thông tin từ nhà sản xuất, thuốc Kacerin 10mg có thành phần chính Cetirizin dihydroclorid giúp điều trị bệnh viêm mũi dị ứng mạn tính, viêm mũi dị ứng theo mùa, bệnh mề đay mạn tính vô căn ở người lớn và trẻ em trên 12 tuổi, viêm xoang dị ứng. Cùng tham khảo các lưu ý khi dùng thuốc, cũng như về bệnh viêm mũi dị ứng để biết cách phòng và trị bệnh.
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu về thuốc Kacerin
Kacerin 10mg là thuốc uống có thành phần chính Cetirizin 2HCL (Cetirizin dihydroxyzin) với hàm lượng 10mg. Thuốc cũng chứa một số loại dược chất nhất định với hàm lượng vừa đủ cho một viên.
Thành phần Cetirizin 2HCL có vai trò ngăn chặn tình trạng dị ứng trong cơ thể thông qua trung gian là chất histamin. Từ đó giúp ngăn ngừa sự phát triển của những tế bào viêm. Cetirizin 2HCL không có tác dụng đối kháng với các thụ thể khác như Acetylcholin và Serotonin.
Nồng độ cetirizin trong máu sẽ đạt cực đại ở mức 0,3 microgam/ml sau khoảng 30 đến 60 phút từ khi bệnh nhân uống 1 viên thuốc. Khả năng đào thải thuốc không có sự chênh lệch ở các đối tượng sử dụng. Tại thận, nồng độ cetirizin có tốc độ bán thải khoảng 30ml/phút. Chất này cũng có sự gắn kết tốt với protein trong máu.
2. Công dụng thuốc Kacerin
– Theo thông tin từ nhà sản xuất, thuốc Kacerin là một trong các loại dược phẩm điều trị bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa, không theo mùa, viêm mũi dị ứng quanh năm, viêm mũi dị ứng thời tiết;
– Thuốc này cũng được cho biết có tác dụng trị tình trạng mề đay, nổi mẩn ngứa, bệnh mề đay mạn tính không rõ căn nguyên;
– Điều trị bệnh hen phế quản do bị dị ứng;
– Một công dụng khác được thông tin đó là trị chứng phù Quincke;
– Ngoài ra, cũng theo thông tin từ nhà sản xuất, dược phẩm này giúp cải thiện các triệu chứng như ho, sổ mũi, nghẹt mũi, ngứa mắt do viêm mũi dị ứng gây ra;
3. Tác dụng phụ và liều lượng cho phép khi dùng thuốc
Thuốc Kacerin 10mg được nhà sản xuất nhận định hiếm gây ra tác dụng phụ. Nếu có chỉ là những dấu hiệu nhẹ và thoáng qua như: Nhức đầu, buồn nôn, nôn, chóng mặt, khô miệng, đầy bụng, khó tiêu. Tuy nhiên, nếu những tác dụng phụ trên kéo dài khiến bạn gặp phải những tình trạng trầm trọng hơn, bạn nên ngưng sử dụng thuốc và thông báo cho bác sĩ để có hướng xử lý thích hợp.
Thuốc lá, rượu bia và các loại thuốc ức chế thần kinh trung ương có thể tương tác với thành phần trong thuốc Kacerin và khiến bạn đối diện với nhiều phản ứng phụ. Vì vậy, tốt nhất không dùng chúng cùng lúc.
Trường hợp bạn đang sử dụng các thuốc chữa bệnh khác, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ để chắc chắn các thuốc đó không gây ra tương tác bất lợi khi dùng cùng lúc.
Liều dùng thông thường của thuốc Kacerin 10mg được đưa ra cho từng đối tượng cụ thể như sau:
– Trẻ <6 tuổi: Dùng thuốc Kacerin theo chỉ dẫn của bác sĩ khi thăm khám
– Trẻ ≥ 6 tuổi và người trưởng thành: Mỗi lần uống 1 viên Kacerin, dùng 2 lần mỗi ngày
– Bệnh nhân suy thận (GFR 11 – 31 ml/phút): Mỗi lần uống 1/2 viên Kacerin, với 1 lần/ngày
– Bệnh nhân thẩm tích máu (GFR <7 ml/phút): Mỗi lần uống 1/2 viên Kacerin với 1 lần/ngày
5. Lưu ý khi sử dụng thuốc Kacerin 10mg
5.1. Dùng Kacerin 10mg khi vận hành máy móc hoặc lái xe
Thuốc Kacerin không gây buồn ngủ như một số loại thuốc chống histamin khác, vì vậy thuốc có thể dùng khi lái xe hoặc vận hành máy móc. Điều đặc biệt là bệnh nhân phải uống đủ liều lượng bác sĩ chỉ định.
5.2. Dùng Kacerin 10mg với người bệnh gan, thận
Liều dùng thuốc Kacerin ở người bị suy gan và thận sẽ được điều chỉnh thấp hơn so với những trường hợp khác. Những đối tượng này khi sử dụng thuốc cần có sự chỉ định và giám sát chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa.
5.3. Lưu ý với phụ nữ mang thai, cho con bú
Thuốc Kacerin có thể gây ra những phản ứng phụ không mong muốn cho cơ thể của phụ nữ mang thai. Thành phần của Kacerin có thể đi vào tuyến sữa. Vì vậy, phụ nữ mang thai và cho con bú không khuyến cáo sử dụng loại thuốc này.
5.4. Lưu ý khác
Việc sử dụng thuốc Kacerin 10mg đúng cách mới có thể đảm bảo tác dụng điều trị bệnh. Do đó bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của thuốc được đính kèm trong sản phẩm và tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ;
Khi sử dụng Kacerin theo đường uống người bệnh cần lưu ý, không nên uống Kacerin lúc bụng đang trống rỗng. Thời điểm uống thuốc thích hợp nhất là trong hoặc sau khi ăn và ngậm trọn viên Kacerin với một ít nước bọt. Nếu sử dụng thuốc theo các cách khác như nghiền nát, hoà tan, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để chắc chắn rằng việc làm này sẽ không gây ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc;
Không dùng thuốc Kacerin khi đã hết hạn sử dụng hoặc có dấu hiệu biến đổi hình dạng, màu sắc.
6. Làm gì khi uống Kacerin 10mg thiếu hoặc quá liều?
Dùng thuốc Kacerin đúng liều, đủ liệu trình theo đúng chỉ dẫn. Không tự ý tăng hay giảm liều hoặc ngưng dùng thuốc khi không có sự đồng ý của bác sĩ.
Nếu uống thuốc quá liều, người bệnh có thể gặp phải tác dụng phụ. Lúc này, hãy cố gắng gây nôn để tống thuốc ra ngoài. Sau đó, nhờ người nhà đưa đến cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.
Trong trường hợp người bệnh quên uống một liều, hãy uống ngay khi bạn nhớ ra. Nhưng nếu đã sát với thời gian uống liều tiếp theo hãy bỏ qua liều đã quên. Không được gộp 2 liều Kacerin lại rồi uống tiếp.
7. Hiểu về bệnh viêm mũi dị ứng để phòng và xử trí đúng cách
Viêm mũi dị ứng xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể tiếp xúc với các chất gây dị ứng như mạt bụi nhà, phấn hoa, bào tử nấm mốc, lông thú… Đây là tình trạng phản ứng dị ứng gây viêm ở đường hô hấp trên phổ biến, ảnh hưởng 5% đến 50% trẻ em và 10% đến 30% người lớn.
Người bệnh viêm mũi dị ứng thường có triệu chứng như hắt hơi, nghẹt mũi, kích ứng và ngứa mũi, có thể kèm chảy nước mắt…, thỉnh thoảng xuất hiện một số triệu chứng toàn thân như mệt mỏi, khó chịu và đau đầu. Viêm mũi dị ứng là bệnh đi kèm thường gặp ở bệnh nhân mắc hen suyễn, chàm hoặc viêm xoang mạn tính.
Nếu không được điều trị, viêm mũi dị ứng có thể trở nên mãn tính và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn ở đường hô hấp như viêm mũi mãn tính và tắc nghẽn, viêm xoang cấp tính hoặc mãn tính, viêm tai giữa…
Các triệu chứng khi bị viêm mũi dị ứng thường giống một số bệnh lý đường hô hấp khác như cảm lạnh, viêm phổi hoặc có liên quan đến một số bệnh lý như viêm xoang, hen suyễn… nên dễ dẫn đến điều trị sai cách, khiến thời gian mắc bệnh kéo dài, hiệu quả điều trị kém, làm giảm chất lượng cuộc sống.
Vì vậy, khi gặp biểu hiện nghi vấn mắc viêm mũi dị ứng, bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán đúng bệnh, kê đúng thuốc và trị bệnh đúng hướng. Để tránh những hệ lụy có thể xảy ra do dùng sai thuốc, sai bệnh, sai liều, mỗi người không nên tự chẩn đoán và tự mua thuốc về sử dụng.